- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.
2. Phân theo trình độ lao động
4.1.3.2 Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội * Thuận lợi:
* Thuận lợi:
Hương Bình có nguồn lao động dồi dào, người dân có kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất nông nghiệp.
Nhận thức của người dân trong việc đầu tư thâm canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng cao, nên năng suất cây trồng cũng ngày một tăng lên.
Thu nhập của người dân ngày càng cao, là cơ sở để họ đầu tư, mở rộng diện tích sản xuất.
Hệ thống giao thông và hệ thống điện đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, đang góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Y tế và giáo dục đang được quan tâm đúng mức, là điều kiện để nâng cao sức khỏe và trình độ dân trí cho người lao động.
* Khó khăn:
Mặc dầu, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, nhưng so với mặt bằng chung thì nó vẫn còn thấp.
Lực lượng lao động dồi dào, nhưng phần lớn chưa qua đào tạo nên chất lượng lao động thấp.
Nhìn chung, các hộ nông dân còn thiếu vốn sản xuất, mà nguồn vốn vay lại ít nên mức độ đầu tư cho sản xuất chưa cao và quy mô sản xuất thường nhỏ.
Một số tuyến đường vào rừng cao su vẫn chưa được rải cấp phối, nhiều đoạn gồ ghề, lầy lội rất khó đi, ảnh hưởng đến việc vận chuyển vận tư, phân bón cũng như sản phẩm của người dân.
Hệ thống kênh, mương nội đồng chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, hầu hết chưa được bê tông hóa nên việc tưới, tiêu gặp rất nhiều khó khăn.
Giá cả vật tư, phân bón tăng lên, trong khi đó giá bán cao su lại giảm một cách nghiêm trọng (cuối năm 2008 đầu năm 2009 chỉ 1.500 – 2.000 đ / kg), làm cho nhiều hộ trồng cao su phải lao đao.
Việc tiếp cận với các thông tin trên thị trường của người dân thấp, nguồn cung cấp vật tư, giống, phân bón cho các hộ sản xuất còn nhiều hạn chế.
Công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất còn chậm và kém hiệu quả.