Hệ thống cơ sở hạ tầng * Về giao thông:

Một phần của tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

4.1.2.3Hệ thống cơ sở hạ tầng * Về giao thông:

2. Phân theo trình độ lao động

4.1.2.3Hệ thống cơ sở hạ tầng * Về giao thông:

* Về giao thông:

Hiện nay, hệ thống giao thông trên địa bàn xã đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh và hầu hết đều đáp ứng được nhu cầu đi lại của bà con.

Năm 2008, xã Hương Bình có 46,7 km đường, mật độ đường đạt 0,74 km / km2. Trong đó bao gồm:

Đường tỉnh lộ: trên địa bàn xã có trục đường Quốc phòng (tỉnh lộ 16) chạy dọc qua, với chiều dài tuyến đường là: 14,5 km. Con đường này đã được trải nhựa, mặt rộng 4m, nền rộng 8m. Hệ thống cầu, cống trên tuyến đường cũng được xây dựng kiên cố nên giao thông, đi lại thuận tiện trong cả năm.

Đường liên thôn: dài 32,2 km, các con đường này có mặt rộng 3m, nền rộng 4m. Hiện tại trong các tuyến đường liên thôn đã có 8,158 km được bê tông hóa, 18,242 km được rải cấp phối, còn lại là đường đất.

Bên cạnh những tuyến đường đã được xây dựng kiên cố, thì hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn những đường đất rất khó đi, đặc biệt là những tuyến đường dẫn vào các vùng cao su ở khu vực xa đường cái, có rất nhiều đoạn gồ ghề, lầy lội, dốc cao… hay thậm chí là phải băng qua các con suối mới tới được nơi trồng cao su, các đoạn này về mùa mưa phải đi bằng thuyền. Điều này đã gây cản trở không nhỏ đến việc đi lại của bà con, đồng thời nó cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.

* Về thủy lợi:

Là một xã miền núi, do đó việc xây dựng các công trình thủy lợi thường gặp rất nhiều khó khăn. Tính đến cuối năm 2008, trên địa bàn xã mới chỉ có 3 đập thủy lợi, 4,07 km chiều dài kênh mương (chưa được bê tông hóa), phục vụ tưới cho 15 ha diện tích đất canh tác, chiếm 25,47 %. Việc sản suất nông nghiệp của người dân vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nước mưa và các khe, suối nhỏ.

* Nước sinh hoạt:

Hiện nay, trên địa bàn xã các hộ gia đình dùng nước từ 2 nguồn cung cấp chính là: sử dụng nước máy và nước giếng, với 390 hộ dùng nước máy, chiếm 70,02 % và 167 hộ dùng nước giếng, chiếm 29,98 %. Trong đó, có 2 công trình tự chảy và 1 công trình tập trung, không còn hộ gia đình nào sử dụng nước sinh hoạt từ khe, suối.

* Năng lượng:

Hệ thống điện xã Hương Bình gồm: 3 trạm hạ thế có công suất 450KVA, 8,9 km đường dây cao thế và 7,3 km đường dây hạ thế. Năm 2008 có 544 hộ dùng điện, đạt tỷ lệ 97,67 %. Tuy nhiên, có một số hộ dân tự ý kéo dây nhỏ, lại quá dài, dẫn tới điện yếu và không ổn định.

* Y tế, giáo dục và văn hóa:

- Y tế: Xã Hương Bình có 1 trạm y tế tại thôn Hải Tân với 8 giường bệnh. Trạm y tế đã thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, năm 2008 đã tiếp nhận 2.545 lượt người đến khám chữa bệnh, 595 lượt khám cho trẻ em dưới 6 tuổi. Ngoài ra, trạm y tế còn tham mưa cho chính quyền địa phương xử lý tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêu diệt bọ gậy phòng chống bệnh sốt xuất huyết, phòng chống dịch tiêu chảy cấp…

- Giáo dục: Trên địa bàn xã có 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở. Năm 2008 đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giảng dạy ở các cấp học, thực hiện tốt cuộc vận động “hai không” và chủ đề “Thầy giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh”.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được thì giáo dục của xã Hương Bình vẫn còn nhiều hạn chế như: tỷ lệ học sinh đến trường chưa cao, nhất là ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông, trong đó hiện tượng học sinh bỏ học còn rất cao bởi vì nhiều lý do khác nhau.

- Văn hóa: Đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn xã có 1 sân vận động, 1 sân bóng chuyền và nhiều điểm vui chơi khác. Hàng năm, đến các ngày lễ, xã thường tổ chức văn nghệ, thể thao nhằm tranh tài giữa các thôn với nhau, mặc dầu các giải thưởng là không lớn, nhưng đây là những hoạt động cần thiết để người dân vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng, đồng thời làm cho đời sống văn hóa của xã ngày càng phong phú và đa dạng.

Một phần của tài liệu Đánh giá đất phục vụ cho việc phát triển cây cao su trên địa bàn xã Hương Bình – huyện Hương Trà – tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 36 - 38)