Ph−ơng pháp thu thập số liệu trên mỗi điểm điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của quả thảo tại tỉnh Lào Cai (Trang 39 - 41)

1) điều tra độ tàn che

Độ tàn che tầng cây cao tại điểm điều tra đ−ợc đo bằng ph−ơng pháp mục trắc tại 5 điểm, một điểm ở tâm bụi thảo quả, 4 điểm ở bốn góc vuông cách bụi thảo quả 2m. Sai số mục trắc độ tàn che tại mỗi điểm là 10%. Sai số của số trung bình độ tàn che từ 5 điểm là xấp xỉ 4%.

2) Điều tra thổ nh−ỡng

Tại mỗi điểm điều tra đề tài xác định những yếu tố saụ

- Độ ẩm (Ws%) : lấy mẫu đất ở 5 điểm, một điểm ở trung tâm điểm điều tra, 4 điểm ở vị trí cách đều tâm điểm điều tra 1m. Mẫu đ−ợc lấy ở độ sâu 10- 20cm. Chúng đ−ợc trộn lẫn với nhau cho vào túi ni lông với trọng l−ợng khoảng 200g, sau đó tiến hành xác định độ ẩm trong phòng bằng ph−ơng pháp tủ sấỵ

- Độ dày tầng đất (Hs): đ−ợc xác định bằng khoan, trên mỗi ô điều tra tiến hành khoan 5 điểm, một điểm ở trung tâm điểm điều tra, 4 điểm ở vị trí cách đều tâm điểm điều tra 1m, sau đó cộng lại lấy giá trị trung bình.

- Độ xốp (X): đ−ợc xác định theo ph−ơng pháp ống dung trọng. Độ xốp tầng đất mặt của điểm điều tra là giá trị bình quân của độ xốp từ 5 điểm đo, một điểm ở trung tâm điểm điều tra, 4 điểm ở vị trí cách đều tâm điểm điều tra 1m .

- Tỷ lệ đá lẫn (ĐL) đ−ợc điều tra theo ph−ơng pháp −ớc l−ợng.

- Tỷ lệ mùn (MUN): đ−ợc phân tích trong phòng thí nghiệm theo ph−ơng pháp Tiurin.

- Độ pHKCL : bằng máy đo pH-metter.

- Độ cao địa hình (DC): xác định trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50000.

- H−ớng phơi: bằng địa bàn cầm taỵ

- Độ dốc (DOC) : bằng địa bàn cầm taỵ

3) Điều tra sinh tr−ởng của thảo quả

Các chỉ tiêu sinh tr−ởng của thảo quả đ−ợc điều tra gồm: chiều cao bình quân của những cây đã có quả (H), số cây của bụi (nt), số hoa của bụi (Ft), đ−ờng kính cách gốc 10cm (D), chiều dài lá bình quân (Dla), chiều rộng lá (Rla), số lá (nla).

- Chiều cao bụi (H): đ−ợc đo bằng sào có khắc vạch tới cm và đo tất cả các cây của bụị Chiều cao bụi là giá trị trung bình tất cả các cây trong bụị

- Đ−ờng kính trung bình các cây trong bụi (D): Đ−ờng kính các cây trong bụi đ−ợc đo bằng th−ớc kẹp với độ chính xác tới mm. Sau đó tính bình quân cho cả bụị

- Chiều dài (Dla), chiều rộng lá (Rla) đ−ợc đo bằng th−ớc có khắc vạch tới cm. Giá trị chiều dài và chiều rộng lá của bụi là giá trị trung bình.

4) Điều tra năng suất của thảo quả

Thời gian điều tra thu thập số liệu hiện tr−ờng không trùng với thời kỳ ra quả nên đề tài chỉ điều tra đ−ợc số chùm hoa trên mỗi bụi mà không điều tra trực tiếp đ−ợc năng suất quả. Vì vậy, đề tài đã áp dụng ph−ơng pháp đánh giá nhanh để xác định năng suất của 40 bụi thảo quả điển hình cho khu vực nghiên cứụ Những bụi điều tra khác nhau về số cây, chiều cao trung bình, đ−ờng kính gốc v.v... Tại mỗi bụi điển hình, phỏng vấn 5 chủ hộ về số quả của một chùm hoạ

Trên cơ sở các thông tin điều tra trực tiếp và phỏng vấn đ−ợc đề tài xác định năng suất cho từng bụi điển hình theo công thức saụ

NS = mi . Ft . P .N/1000 (kg/ha) Trong đó: NS là năng suất thảo quả t−ơi

mi là số quả của 1 chùm hoa của bụi, đ−ợc xác định bằng phỏng vấn trực tiếp tại mỗi bụi điều tra thứ ị

Ft là số chùm hoa của bụi, đ−ợc xác định bằng cách đếm trực tiếp trên các bụi điều tra thứ t.

P (gam) là trọng l−ợng trung bình của 1 quả, đ−ợc xác định thông qua phỏng vấn ng−ời dân (P =12gam).

Nt là mật độ thảo quả (Nt=1650 bụi / ha)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến sinh trưởng của quả thảo tại tỉnh Lào Cai (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)