Kết quả phân tích liên hệ đơn lẻ của chiều cao thảo quả với độ cao địa hình cũng nh− hệ số t−ơng quan riêng phần giữa chúng trong phân tích t−ơng quan nhiều biến đều cho thấy sinh tr−ởng chiều cao thảo quả phụ thuộc rõ rệt vào độ cao địa hình. Mặc dù trong đề tài này không có điều kiện phân tích liên hệ của độ cao địa hình với nhiều yếu tố hoàn cảnh khác, nh−ng có thể phán đoán rằng nó là yếu tố ảnh h−ởng đến nhiều yếu tố tiểu khí hậu nh− nhiệt độ, độ ẩm không khí, l−ợng m−a, tốc độ gió v.v... qua đó ảnh h−ởng đến cả độ ẩm đất, độ pH, khả năng phân giải mùn v.v... Điều này đ−ợc thể hiện một phần ở sự tồn tại của các hệ số t−ơng quan giữa độ cao địa hình với độ ẩm đất, độ chua và hàm l−ợng mùn. Tất cả đều là những yếu tố ảnh h−ởng mạnh mẽ đến sinh tr−ởng thảo quả. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy ảnh h−ởng của độ cao địa hình đến sinh tr−ởng thảo quả không theo quy luật của hàm tuyến tính mà theo quy luật của hàm parabol với cực đại ở độ cao địa hình bằng 1610m. Sinh tr−ởng của thảo quả tăng dần theo độ cao cho đến 1610m sau đó lại giảm dần. Theo ý kiến của ng−ời dân địa ph−ơng thì sự suy giảm của sinh tr−ởng thảo quả ở những độ
cao trên 1600 m có liên quan tới sự xuất hiện s−ơng muối nặng mùa đông. Độ cao địa hình càng lớn, nhiệt độ không khí càng lạnh, s−ơng muối càng nhiều và sinh tr−ởng của thảo quả càng bị hạn chế.
Căn cứ vào ph−ơng trình liên hệ giữa chiều cao thảo quả với độ cao địa hình ( H= 2.78775- 0.0000019(DC-1610)2 ) có thể ngoại suy giá trị trung bình của chiều cao thảo quả theo độ cao địa hình nh− saụ
Bảng 5.18. Ngoại suy chiều cao bình quân của thảo quả theo độ cao địa hình
DC (m) H (m) DC (m) H (m) DC (m) H (m) 1100 2.3 2100 2.3 1200 2.5 2200 2.1 1300 2.6 2300 1.9 400 0.0 1400 2.7 2400 1.6 500 0.4 1500 2.8 2500 1.3 600 0.8 1600 2.8 2600 0.9 700 1.2 1700 2.8 2700 0.5 800 1.5 1800 2.7 2800 0.1 900 1.8 1900 2.6 1000 2.1 2000 2.5
Theo số liệu trên đây có thể phán đoán rằng thảo quả chỉ có thể sinh tr−ởng đ−ợc ở độ cao từ 500-2700m, ngoài giới hạn này sinh tr−ởng của thảo quả gần bằng không. Nếu chia độ cao địa hình thành 3 cấp: cấp I - cao địa hình mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc lớn hơn 95% chiều cao trung bình ở độ cao địa hình thuận lợi nhất, cấp II - độ cao địa hình mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả bằng hoặc nhỏ hơn 95% nh−ng lớn hơn hoặc bằng 90% chiều cao trung bình ở độ cao địa hình thuận lợi nhất, cấp III - độ cao địa hình mà ở đó chiều cao trung bình của thảo quả nhỏ hơn 90% nh−ng lớn hơn hoặc bằng 80% chiều cao trung bình ở độ cao địa hình thuận lợi nhất thì căn cứ vào ph−ơng trình liên hệ giữa chiều cao thảo quả với độ cao địa hình xác định đ−ợc các cấp độ cao địa hình nh− saụ
Bảng 5.19. Phân cấp độ cao địa hình cho trồng thảo quả
TT Cấp độ cao địa hình
Độ cao địa hình (m)
Chiều cao bình quân
của thảo quả (m) Ghi chú
1 I 1401-1800 >2.6 2 II 1301-1400 và 1801-1900 2.5- 2.6 3 III 1100-1300 và 1901-2100 <2.2-2.5 Chiều cao trung bình của thảo quả ở độ cao 1610m là 2.8m
Nh− vậy, nên chọn vùng có độ cao địa hình tốt nhất trong khoảng 1400- 1800m để trồng thảo quả, ngoài ra cũng có thể chọn độ cao 1300m-1400m và 1800-1900m.