- Nhóm đất Phù sa: Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất toàn
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội:
a. Dân số và lao động:
Theo số liệu thống kê đến 1/10/2008, dân số huyện Nghĩa Đàn có 28.772 hộ, 130.140 người (bằng 2,2% dân số cả tỉnh) và phần lớn tỷ lệ lao động gắn với sản xuất nông nghiệp (chiếm 93,88% so với dân số cả huyện).
Mật độ dân số bình quân ở huyện Nghĩa Đàn khoảng 212 người /Km2.Tốc độ tăng dân số bình quân năm 2008 khoảng 0,67%.
Dân số Nghĩa Đàn được định cư tương đối ổn định trên 307 thôn (bản), bao gồm 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái và Thổ. ( Phụ bảng 01).
Người Kinh có bộ phận ít là người bản địa, còn phần lớn được di dân từ miền xuôi lên từ những năm 60 của thế kỷ trước, phân bổ ở hầu khắp các xã trong huyện. Người Thái được di cư đến Nghĩa Đàn và các huyện miền Tây Nghệ An từ lâu đời, thích sống ven sông suối, sớm định cư và sản xuất lúa nước. Dân tộc Thổ còn lại khoảng 8% dân số (10.434 người) cũng vốn đã có mặt ở Nghĩa Đàn từ xa xưa, đại đa số người Thổ sống trên rẫy dốc, nhưng vẫn sản xuất lúa nước.
Toàn huyện có 81.077 lao động trong độ tuổi (chiếm 62,3% dân số chung), trong đó lực lượng lao động chính 70.490 người:
- Lao động trong các ngành có 68.698 người, chiếm 91,25 % dân số. Trong đó:
+ Lao động công nghiệp - xây dựng 7.330 người, chiếm 10,67 % lao động trong khối.
+ Lao động nông - lâm - thuỷ sản 50.074 người, chiếm 72,89% lao động trong khối.
+ Lao động dịch vụ 11.294 người, chiếm 16,44% lao động trong khối. - Tổng số lao động đã qua đào tạo 22.080 người, chiếm 31,56 %. - Lao động thất nghiệp 581 người, chiếm 0,83%
b. Thực trạng phát triển kinh tế:
So với cả tỉnh, vị trí kinh tế của Nghĩa Đàn hiện tại đang ở mức thấp: - Tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) đạt bình quân đầu người/năm là 5, 94 triệu đồng, (ước cả tỉnh: 10, 5 triệu đồng).
- Hiện tại Nghĩa đàn đang là huyện thuần nông, với tỷ trọng ngành Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 59,3%; Công nghiệp - xây dựng: 15,7% và Dịch vụ thương mại 24,47 %. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đến 60,0% từ nông - lâm - ngư, dịch vụ chiếm 25,0% và công nghiệp - xây dựng chỉ chiếm 15,0%.
- Tổng thu ngân sách của huyện năm 2008 còn thấp, chỉ đạt 24.302 triệu đồng, trong khi chi ngân sách là 134.955 triệu đồng.
- Cả huyện vẫn còn tới 23,12% hộ nghèo (toàn tỉnh 27,17% năm 2005).
Biểu đồ 1: Cơ cấu của các ngành kinh tế trong huyện
Cơ cấu ngành (%)
Nông nghiệp 59.3 Công nghiệp 15.7 Dịch vụ 24.47
Trong ngành nông nghiệp của huyện, trồng trọt đang chiếm ưu thế và phát triển khá nhanh với nhiều kiểu canh tác khác nhau, trong đó huyện đang chú trọng phát triển các cây công nghiệp trọng điểm của tỉnh như cà phê, cao su, mía... bên cạnh đó vẫn quan tâm tới các cây lương thực để tránh ảnh hưởng tới an ninh lương thực của huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung.
Ngành công nghiệp và dịch vụ trong huyện đang phát triển chậm, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và các ngành dịch vụ nhỏ lẻ chưa tập trung.
c. Thực trạng cơ sở hạ tầng:
* Giao thông:
Hệ thống đường giao thông ở Nghĩa Đàn được đầu tư đồng bộ, đáp ứng kịp thời các nhu cầu trong sản xuất và sinh hoạt của nhân dân:
Đường bộ:
- Có 2 trục giao thông chính là Đường Hồ Chí Minh đã được rải thảm giai đoạn 1 (đoạn qua Nghĩa Đàn dài 32 km) và Quốc lô 48 (đoạn qua huyện
Nghĩa Đàn dài 7 km) đang trong thời gian nâng cấp, rải thảm nhựa, cắt dọc, ngang giữa huyện và toả theo 4 hướng:
+ Phía Đông, theo Quốc lộ IA qua vùng phía Tây Bắc huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, gặp Quốc lộ IA tại Yên Lý.
+ Phía Tây, theo Quốc lộ 1A lên cửa khẩu Thông Thụ (Quế Phong). + Phía Nam, theo Đường Hồ Chí Minh qua huyện Tân Kỳ, gặp Quốc lộ 7 ở xã Khai Sơn huyện Anh Sơn).
+ Phía Bắc, theo Đường Hồ Chí Minh ra tỉnh Thanh Hoá.
- Đường Quốc lộ 15 A, đi trùng Quốc lộ 48 đến Đông Hiếu,dài khoảng 23 km, đã được rải nhựa.
- Tỉnh lộ 545: tiếp nối Quốc lộ 15 A tại Thị xã Thái Hoà Đoạn qua Nghĩa Đàn dài khoảng 18 Km, đã được rải nhựa.
- Đường nguyên liệu (tỉnh lộ 598) như một vòng cung thông suốt giữa các xã vùng cao ở vòng ngoài phía Tây - Nam, Tây - Bắc và Đông - Bắc. Toàn tuyến dài khoảng 70 Km, hầu hết là đường cấp phối, có đoạn được rải nhựa.
- Có 20 truyến đường huyện với tổng chiều dài 236, 9 Km. Các tuyến đường này chủ yếu là đường đất (173,4 km) và đường cấp phối hoặc rải đá dăm (53,5 km). 100% tuyến đường đạt tiêu chuẩn từ đường cấp 5 đến loại A đường giao thông nông thôn (nền rộng 6,5 m; mặt rộng 5 m).
- Ngoài ra trong huyện còn có 17 tuyến đường xã với tổng chiều dài khoảng 89 km, trong đó có 43, 2 km đã được cấp phối, còn lại là đường đất; có 306 tuyến đường nội đồng tổng chiều dài 802,7 km, gần 50% đang là đường đất. Các tuyến đường liên thông với các trục giao thông chính, tạo
mạng lưới vận chuyển vật tư, hàng hoá thông suốt đến hầu khắp các thôn xóm.
Đường sắt:
Có tuyến đường sắt từ ga Thái Hoà nối với tuyến đường sắt Bắc - Nam tại ga Cầu Giát (Quỳnh Lưu), dài khoảng 30 Km, đã từng là tuyến vận chuyển hàng hoá chính của vùng Phủ Quỳ những năm 70, 80 của thế kỷ trước.
Nhìn chung hệ thống giao thông có trong huyện tương đối đồng bộ, trước mắt đang được tiếp tục nâng cấp sửa chữa nên khai thác sử dụng tốt; tuy nhiên để tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì các tuyến giao thông nói trên đều cần được nâng cấp lên ở cấp độ mới.
* Thuỷ lợi:
Huyện Nghĩa Đàn có 152 công trình hồ đập, 21 trạm bơm cùng 441Km kênh mương, trong đó đã được xây dựng kiên cố 162Km. Tổng diện tích tưới thực tế khoảng 2.249 ha. Hầu hết các công trình có quy mô nhỏ, dung tích hữu ích dưới 200.000 m3, năng lực tưới thiết kế dưới 40 ha và được xây dựng những năm 80 về trước của thế kỷ trước. Một số ít công trình quy mô trên 700.000 m3, như:
- Hồ Sông Sào (Nghĩa Bình), có dung tích 51, 42 triệu m3, là công trình hồ chứa lớn thứ 2 của tỉnh (sau hồ Vực Mấu ở Quỳnh Lưu). Diện tích tưới thiết kế 5.562 ha, trong đó tưới tự chảy 2.285 ha. Hiện tại hệ thống kênh mương chưa xây dựng xong.
- Hồ Khe Canh (Nghĩa Yên), xây dựng năm 1983- 1987, dung tích 4, 2 triệu m3, năng lực tướt thiết kế 300 ha, tưới thực tế 65 ha.
- Hồ Khe Đá vừa mới được cải tạo nâng cấp, mở rộng thân đập và xây tường chắn sóng bảo vệ đập trong mùa mưa lũ,...
Nhìn chung do phần lớn công trình thuỷ lợi trong huyện là công trình nhỏ, hệ thống kêng mương đã được xây dựng kiên cố 221.270 Km, phần lớn các công trình đã xuống cấp, nên hiệu suất tưới chưa cao; Trong đó có 5 hồ chứa có dung tích trên 700.000 m3 cần được đầu tư nâng cấp. Kết quả tưới so với diện tích thiết kế mới đạt khoảng 37,3%, (riêng các các công trình hồ chứa hiệu suất tưới chỉ đạt 34,2% so với thiết kế). Diện tích được tưới chủ yếu là lúa, các cây trồng khác có diện tích tưới không đáng kể. ( Phụ bảng 02)
4.1.3. Nhận xét chung về tình hình cơ bản của huyện nghiên cứu: a. Thuận lợi:
- Nghĩa đàn có vị trí địa lý là một lợi thế rất quan trọng, nói đến Phủ Quỳ là người ta nghĩ ngay đến địa danh quen thuộc " Nghĩa Đàn ". Cùng với mạng lưới giao thông sắt, bộ, là yếu tố thuận lợi giúp huyện xây dựng các mối liên kết trong đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ du lịch với các địa phương trong và ngoài tỉnh, cả với các tỉnh Trung và Bắc Lào.
- Nghĩa Đàn có nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Cùng với việc có nhiều doanh nghiệp nông - lâm - công nghiệp đang đóng trên địa bàn và vùng phụ cận cũng là lợi thế lớn của Nghĩa Đàn trong việc tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất và đời sống.
- Nghĩa Đàn có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản là lợi thế so sánh khác của huyện, cơ sở tạo đà cho huyện có những bước đột phá mạnh thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng sản xuất
gắn với chế biến và thực hiện Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Sản phẩm hàng hoá khai thác ở Nghĩa Đàn thường là hàng quý, hiếm không phải nơi nào cũng có như là đá trắng, đá bọt Bazan, là cao su, cà phê…ít chịu sự cạnh tranh của thị trường và luôn có giá trị hàng hoá, xuất khẩu cao.
- Nghĩa Đàn luôn có sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng cũng là thuận lợi lớn cho phát triển kinh tế - xã hội.
b. Những hạn chế, thách thức:
- Trong sản xuất, Nghĩa Đàn cũng như các huyện miền Tây khác của tỉnh là luôn phải chịu sự chi phối về khí hậu thời tiết hơn các huyện đồng bằng, nhất là trong sản xuất nông nghiệp.
- Nghĩa Đàn nguyên là huyện có nền kinh tế phát triển cân đối và có sự chuyển dịch đúng hướng. Nhưng từ nay, sau khi tách và thành lập Thị xã Thái Hoà thì Nghĩa Đàn trở lại là huyện thuần nông, sẽ là thách thức lớn, có nguy cơ tụt hậu so với các huyện khác nếu huyện không có khâu đột phá mạnh.
- Là huyện duy nhất của cả nước không có dân cư đô thị. Theo định hướng chung của tỉnh thì để đuổi kịp và vượt các huyện trong vùng, Nghĩa Đàn có nhu cầu đầu tư rất lớn cho phát triển sản xuất, cho xây dựng hạ tầng đô thị. Huyện cần có đối sách chiến lược nhằm thu hút các nhà đầu tư trong nước, và cả ở nước ngoài.