0
Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đất dốc 8– 150 nhờ nước tướ

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN VÙNG ĐẤT DỐC Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN - NGHỆ AN” (Trang 46 -51 )

D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN :

2. Đất dốc 8– 150 nhờ nước tướ

nước tưới

a. Cây công nghiệp ngắn ngày

- Sắn 2.352 4,67

- Mía 10.009 19,89

b. Cây công nghiệp dài ngày

- Cao su 2.067 4,11

- Cà phê 571 1,13

c. Cây ăn quả theo mô hình nông lâm kết hợp

- Cam 1.004 2,0

- Nhãn, vải 354 0,7

- Dứa 882 1.75

( Nguồn: Kết quả thống kê của phòng tài nguyên và môi trường)

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của một số LUT canh tác cây hàng năm:

4.4.1.1 LUT Lúa xuân hè + Màu vụ đông ( Ngô + Lạc, Đậu tương ) ở độ dốc 30 – 50 : dốc 30 – 50 :

LUT lúa xuân hè + màu vụ đông ( thông thường là ngô xen đậu tương) là LUT trồng cây lương thực đem lại hiệu quả cao cho người dân của huyện về cả mặt kinh tế lẫn môi trường xã hội.

LUT lúa xuân hè + ngô xen đậu tương vụ đông được trồng trên đất dốc ở độ dốc 30 – 50 tập trung chủ yếu ở các xã Nghĩa Mai, Nghĩa Lộc, Nghĩa Thọ…

Lúa xuân hè được trồng vào đầu tháng 2, thu hoạch cuối tháng 7, vụ ngô xen đậu tương được trồng vào giữa tháng 8 ( giữa mùa mưa) để đảm bảo nước tưới cho cả ngô và đậu tương, và thường thu hoạch vào đầu tháng 11.

Thông qua Phụ biểu 02 ( Về hiệu quả kinh tế của các LUT cây trồng hàng năm) cho thấy, tổng giá trị sản xuất thu được của LUT này đạt khoảng 56,2 triệu/ha/năm trong khi đó tổng chi phí phải bỏ ra mỗi vụ chỉ mất khoảng 20,6 triệu đồng/ha/năm, thu nhập đem lại cho người nông dân ở LUT này khoảng 35,5 triệu đồng/ha/năm. Một đồng vốn bỏ ra có thể thu về được gần gấp 2 lần giá trị, mỗi công lao động bỏ ra được trả lại khoảng 216 nghìn đồng.Như vậy , LUT này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, nó vừa đem lại thu nhập cao vừa giúp giữ đất tốt trong mùa mưa. Tuy nhiên , vẫn cần phải chú trọng trong việc ngăn thoái hóa đất trong quá trình canh tác, để từ đó đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn từ LUT này.

4.4.1.2 LUT sắn xen lạc vụ thu đông + dưa hấu vụ xuân hè trên đất có độ dốc 80 – 150 : có độ dốc 80 – 150 :

Mô hình này được áp dụng phổ biến ở các xã Nghĩa Trung, Nghĩa Lợi, Nghĩa An… Đây là mô hình đem lại hiệu quả khá cao và có khả năng bảo vệ đất ở những vùng đất dốc khá tốt , do có khả năng che phủ tốt của lạc và dưa hấu.

Sắn và lạc thường được gieo, trồng vào đầu tháng 8 vào cuối mùa mưa và thu hoạch vào tháng 1 – 2 năm sau. Dưa hấu bắt đầu được trồng vào tháng 3 hoặc tháng 4 và cho thu hoạch vào đầu tháng 7.Đây là những loại cây trồng được trồng nhiều trong huyện , sắn được trồng nhiều ở những

vùng đất dốc và cho thu nhập khá cao trong khi đó giống sắn trong vùng chủ yếu là giống nội địa và thường không phải mất tới tiền giống , chi phí để trồng 1ha sắn vì vậy mà được giảm đi đáng kể.

Theo phụ biểu 02, tổng thu nhập mà LUT này đem lại khoảng 54,8 triệu đồng/ha/năm, chi phí bỏ ra mất khoảng 24,5 triệu/ha/năm, có thể thấy lãi suất từ LUT này đem lại khá cao, mỗi năm trừ tất cả các chi phí gia đình có thể thu về khoảng 30,7 triệu đồng/ha/năm. Một đồng vốn bỏ ra cho thu về gấp 1,4 lần giá trị của nó, một công lao động được 209 nghìn đồng/công.

4.4.1.3. LUT trồng mía trên đất có độ dốc 80 – 150 :

Mía là lại cây công nghiệp ngắn ngày được trồng ngày càng nhiều ở Nghĩa Đàn, diện tích mía hiện nay ở Nghĩa Đàn có khoảng 10.009 ha mang lại nguồn thu nhập khá cao và ổn định trong khoảng 4 năm trở lại đây cho nhân dân trong huyện.

Hiện nay cây mía đang là cây nguyên liệu trọng điểm của huyện , vì vậy sự quan tâm đầu tư vào cây mía đang được chú trọng. Qua tổng hợp các thông tin điều tra từ phiếu thống kê tại Phụ biểu 02 cho thấy năng suất mía trồng ở huyện là khá cao, đạt trung bình 75 tấn/ha, bởi vậy tổng giá trị sản xuất thu được từ LUT này khá cao, đạt 52,5 triệu đồng/ha/vụ, trong khi tổng chi phí bỏ ra để chăm sóc và trồng chỉ mất 12,5 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy lãi suất từ mía mang lại khoảng 39,9 triệu đồng/ha/vụ. Một đồng chi phí bỏ ra có thể thu về gấp 3,2 lần giá trị của nó. Mặt khác, đây là kiểu sử dụng đất cho thu nhập/ công lao động rất cao đạt 1,3 triệu đồng/công.

LUT trồng mía đang là một LUT đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và được người dân trong huyện áp dụng rất nhiều.

Cây mía là 1 cây dễ trồng, thông thường một lần trồng có thể thu hoạch 2 – 3 vụ tuỳ từng giống mía, bởi vậy nhìn chung chi phí đầu tư cho

mía thấp mà hiệu quả thu lại rất lớn. Tuy nhiên trồng mía cũng gặp phải nhiều khó khăn trong khâu nước tưới. Do trồng ở địa hình cao , nên hay bị thiếu nước vào mùa khô. Hiện nay, để hạn chế việc thiếu nước trong mùa khô, người ta đã bố trí trồng xen cây đậu , lạc vào mía trong mùa khô để tăng độ che phủ đất, giảm được sự thoát hơi nước từ đất, mặt khác còn giúp một phần vào việc cải tạo, bảo vệ đất rất tốt.

Việc áp dụng mô hình trồng xen các loại cây họ đậu vào vườn mía đã mang lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với trồng mía thuần, thông thường 1ha mía trồng xen cây họ đậu cho thu nhập cao hơn 1ha mía trồng thuần khoảng 6 – 8 triệu đồng ( Theo nghiên cứu của trung tâm thí nghiệm giống cây trồng Phủ Quỳ )

Vì lợi ích của việc trồng xen mía với các loại cây họ đậu, người dân đã được vận động và hướng dẫn sử dụng mô hình này từ giữa năm 2008 và đã được hưởng ứng rất nhiệt tình.

Biểu đồ 6: So sánh hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng cây hằng năm cơ bản trong huyện:

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Lúa xuân + ngô xen đậu

Sắn xen lạc vụ thu đông + Dưa hấu vụ hè Mía LUT 10 00 đ Tống thu Tổng chi Thu nhập

Qua biểu đồ 6 ta thấy, LUT trồng mía trên đất có độ dốc 8 – 150 mang lại hiệu quả thấp nhất, nhưng so với hiệu quả tưng vụ thì cây mía lại cho thu nhập cao nhất vì chỉ đầu tư trồng một lần có thể cho thu hoạch 2 – 3 vụ. Vì vậy có thể chọn LUT này làm phương thức canh tác sản xuất phổ biến cho địa phương, chi phí ban đầu của LUT này lại thấp hơn hẳn các LUT kia mà cho thu hoạch 2 – 3 vụ trong khi đó chỉ mất thêm một ít chi phí nhỏ cho phân bón. Tuy nhiên cũng cần chú ý trồng thêm cây băng xanh chống gió xung quanh rẫy mía để tránh chống đổ mía vào mùa mưa bão, đồng thời có thể bảo vệ đất tốt hơn.

4.4.2. Hiệu quả sử dụng đất dốc trong của các LUT trồng cây dài ngày ở đất có độ dốc từ 8 – 150 nhờ tưới: đất có độ dốc từ 8 – 150 nhờ tưới:

4.4.2.1. LUT cây ăn quả xen cây hàng năm theo mô hình nông lâm kết hợp: hợp:

Do địa hình của huyện chủ yếu là đồi thoải có độ cao từ 70- 200m . Và xen kẽ giữa các đồi thoải là những thung lũng có độ cao từ 40 – 80m,

nên trong thời gian gần đây mô hình trang trại trồng cây ăn quả đang được áp dụng khá rộng rãi ở trên nhiều loại đất khác nhau, được áp dụng nhiều ở vùng đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi.

Các mô hình cây ăn quả được bố trí theo kiểu trang trại với cây ăn quả trồng xen với cây hàng năm, xung quanh bố trí đào ao nuôi cá đang là mô hình phổ biến nhất trong huyện và cũng đem lại thu nhập cao cho người dân.

Một phần của tài liệu “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN VÙNG ĐẤT DỐC Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN - NGHỆ AN” (Trang 46 -51 )

×