D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN :
b. Hiệu quả xã hội:
4.4.3.2. Mô hình trồng cây ăn quả:a. Hiệu quả môi trường: a. Hiệu quả môi trường:
Mô hình trồng cây ăn quả được áp dụng ở nhiều địa bàn vùng núi không chỉ riêng Nghĩa Đàn vì nó là một hệ thống được khẳng địng là khá bền vững. Nó có nhiều ưu việt là dễ thích ứng, dễ chuyển đổi và đem lại thu nhập khá cao cho người dân góp phần lớn vào cải tạo môi trường sinh thái.
- Mô hình nhãn, vải xen cây ngắn ngày: Mô hình này có khả năng che phủ đất khá tốt do nhãn, vải là loại cây có tán rộng, phát triển nhanh và có tuổi thọ lâu dài. Khi áp dụng trồng các loại cây này trên đất dốc sẽ có khả năng hạn chế xói mòn và bốc hơi nước rất tốt. Mặt khác, cây nhãn vải có bộ rể phát triển sâu và rộng nên khả năng giữ đất trong mùa mưa bão là rất cao.
- Mô hình cam, dứa trồng thuần: Hai mô hình trồng thuần này nói chung về khả năng chống xói mòn và choonhs sự thoát hơi nước bề mặt kém hơn mô hình cây nhãn, vải trồng xen cây hàng năm.
Mô hình trồng cây ăn quả về lâu dài đem lại hiệu quả xã hội cao, đối với các hộ sản xuất nông nghiệp thuần tuý nếu trồng cây ăn quả với các mô hình trồng xen thêm cây hàng năm sẽ là cơ sở tăng thêm thu nhập, mức sống.
Mô hình nhãn, vải xen đỗ tương cho thu hoạch từ những năm đầu đã giải quyết nhanh nhu cầu lương thực trước mắt mặc dù mô hình này có mức đầu tư chi phí cao song vì nó cho thu nhập ngay từ những năm đầu nhờ có cây đậu tương nên dễ dàng được người dân chấp nhận.
Theo thống kê của huyện có 325 trang trại, trong đó gần 65% số trang trại có phát triển mô hình trồng cây ăn quả. Các mô hình trồng cây ăn quả cần nhiều lao động nên góp phần vào việc giải quyết nhu cầu lao động tại chỗ, đồng thời thu hút được sự chú ý của người dân của huyện khác, tăng them mặt hàng để trao đổi, buôn bán đi các nơi.
4.4.3.3.Mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày:
+ Hiệu quả môi trường:
Do đặc điểm của cà phê và cao su là phát triển nhanh và phát triển theo đường đồng mức trên đất dốc nên có tác dụng rất lớn đối với việc ngăn
chặn lượng đất bị rửa trôi , chống xói mòn và bảo vệ được đất. Tuy nhiên khoảng 3 năm đầu cần phải chú ý chống quá trình trên do cây còn nhỏ và chưa tạo tán để che phủ đất, nên khả năng chống bốc thoát hơi nước vào mùa khô và chống xói mòn đất vào mùa mưa đang rất thấp. Để hạn chế điều này nên bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày để vừa tăng thu nhập vừa hạn chế được các tác hại trên.
+ Hiệu quả xã hội:
Cây cà phê và cao su rất thích hợp với địa hình đất dốc của địa phương, đồng thời với diện tích rộng lớn đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi ( chiếm 52,69 % đất toàn huyện) là cơ sở cho việc phát triển rộng vườn cây cà phê và cao su ở đây.
Số công lao động ban đầu để trồng một ha cà phê hoặc cao su khoảng 100 – 150 công. Số ngày công/ năm chăm sóc và thu hoạch của hai mô hình này khoảng 30 – 40 ngày.
Khả năng xóa đói giảm nghèo từ mô hình trồng cây công nghiệp lâu năm tuy có chậm trong thời gian đầu khi cà phê và cao su chưa cho thu hoạch nhưng về sau tình trạng đói nghèo được giảm đi rất nhanh nhờ có mức thu nhập cao từ cây cao su và cà phê.
Bên cạnh đó, hạn chế của hai mô hình này là mức đầu tư ban đầu khá lớn và thường không cho thu nhập vào những năm đầu của chu kỳ kinh doanh, đây là một điều khó khăn cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp. Để giả quyết được việc này lãnh đạo trong huyện nên khuyến khích người dân canh tác theo mô hình trồng xen các loại cây ngắn ngày vào vườn cà phê, cao su thay cho việc trồng thuần chúng đồng thời thu hút đầu tư vốn của Nhà nước để hỗ trợ những gia đình nghèo.