- Nhóm đất Phù sa: Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất toàn
B. ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA CÁC LOẠI ĐẤT TRONG HUYỆN:
Như đã nói ở trên, huyện Nghĩa Đàn có diện tích đất khoảng 57.325ha bao gồm nhóm đất:
4.2.1. Nhóm đất Phù sa :
Diện tích 9.708 ha, chiếm 17,06% đất toàn huyện, có 3 loại đất:
- Phù sa được bồi hàng năm của hệ thống sông Hiếu (Pb), diện tích 1.278 ha, đây là địa bàn gieo trồng ngô bãi và một số cây màu như khoai lang, đậu...
- Phù sa không được bồi, chua, không Glây hoặc Glây yếu (Pc), diện tích 3.910 ha, là quỹ đất canh tác lúa chính của huyện, chủ yếu trồng 2 vụ lúa và rau màu các loại.
- Phù sa cổ có nhiều sản phẩm Feralit (Pj), diện tích 4.520 ha, thích hợp cho trồng màu, cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày ( mía, sắn...)
4.2.2. Nhóm đất nâu vàng:
Tại Nghĩa Đàn tập trung loại đất nâu vàng phát triển trên phù sa cổ và lũ tích (F), diện tích 3.400 ha, chiếm 5,93% đất toàn huyện, nằm rải rác thành từng giải đồi thấp ven sông suối và phân bố nhiều ở các xã Nghĩa Minh, Nghĩa Mai, Nghĩa Lâm. Loại đất này có thể trồng cây ăn quả (cam, chanh), nơi đất nhẹ có thể trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày( mía, sắn).
4.2.3- Nhóm đất lúa vùng đồi núi:
Diện tích 3.410 ha, chiếm 5,95% đất toàn huyện, là sản phẩm đất phong hoá bị nước mưa cuốn trôi được lắng đọng ở thung lũng dưới các chân đồi núi hoặc các ruộng bậc thang trồng lúa trên các loại đất thuộc nhóm
đất đỏ vàng. Loại đất này thường thích hợp để trồng lúa và các loại cây ngắn ngày. Có 2 loại đất:
- Đất dốc tụ (D): 3.250 ha.
- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa nước (Fl): 871 ha.
4.2.4- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng đồi núi (170-200m):
Diện tích 30.207 ha, chiếm 52,69% đất thổ nhưỡng toàn huyện, trong đó có 2 loại đất chính:
- Đât nâu đỏ phát triển trên đá Mac ma trung tính và Bazơ (Fk- đất đỏ Bazan), diện tích 9.527 ha, phân bổ nhiều ở Nghĩa An, Nghĩa Đức, Nghĩa Liên và các nông trường cũ. Là loại đất tốt, tầng đất dày, thích hợp để phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả các loại.
- Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét (Fs), diện tích 19.081 ha. Loại đất này có thành phần cơ giới từ thịt nặng, giữ nước tốt, có thể trồng Cà phê, cam, chanh, nơi ít dốc trồng cây hoa màu lương thực và đang là loại đất chính được khai thác trồng mía và dứa nguyên liệu.
Ngoài ra còn có khoảng 1.548 ha các loại đất khác cùng nhóm (chủ yếu là phát triển trên đá vôi (Fv ) và phát triển trên đất cát kết (Fq), cũng là loại đất tốt, thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng.
4.2.5- Nhóm đất đen:
Diện tích 3.870 ha, chiếm 6,75% đất toàn huyện. Gồm có 2 loại đất: - Đất đen trên tuf vôi (Rk ): diện tích 1.675 ha. đất có nhiều sét, ẩm, rất dính dẻo, khi khô lại rất cứng, phần lớn đất tầng mỏng, có thể trồng cây ăn quả nhưng rất khó khăn vì khả năng cung cấp dinh dưỡng, nước cho cây trồng là rất thấp.
- Đất đen trên đá vôi (Rv ): diện tích 2.195 ha. Phân bổ ở các thung lũng đá vôi. Đất có phản ứng trung tính, thành phần cơ giới thịt nặng. Nơi thấp và đủ nước có thể trồng lúa.
4.2.6- Nhóm đất Feralít đỏ vàng vùng núi thấp (200-1.000m):
Diện tích 6.730 ha, chiếm 11,62% đất thổ nhưỡng toàn huyện, chủ yếu là đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá phiến sét, có tầng dày trung bình, thành phần cơ giới thịt trung bình đến nặng, có thể trồng các cây ăn quả dứa, mía hoặc cây ngắn ngày.