Hiệu quả kinh tế của mô hình nhãn, vải xen đậu tươn g:

Một phần của tài liệu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” (Trang 51 - 55)

D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN :

a. Hiệu quả kinh tế của mô hình nhãn, vải xen đậu tươn g:

Mô hình nhãn, vải xen đỗ tương được đánh giá là có hiệu quả kinh tế cao trên diện tích đất đồi thấp và trung bình và ở một số trang trại mới được phát triển. Mô hình này cho thu hoạch từ những năm đầu và đảm bảo được yêu cầu lấy ngắn nuôi dài , đảm bảo cho nông hộ có được thu nhập trong những năm đầu đầu tư trồng cây ăn quả.

Mô hình này được đưa vào áp dụng ở những diện tích đất đồi thấp, vườn tạp, đất quy hoạch phát triển trang trại.

Cây nhãn vải được chăm sóc trong cả chu kỳ kinh doanh là 10 năm, do chủ yếu giống cây được tạo ra từ quá trình chiết cành nên năm thứ 2 trở đi đã bắt đầu cho thu hoạch quả nhưng năng suất thấp. Càng về cuối chu kỳ kinh doanh tuổi cây cao dần, tán cây lớn dần, năng suất sẽ đạt cao hơn. Tuy nhiên , cây trồng có quy luật sống và phát triển theo chu kỳ sinh học, do vậy thời kỳ ổn định của cây nhãn vải là từ năm thứa 6 đến năm thứ 10 cho năng suất cao nhất, sau đó sẽ giảm dần.

Đậu tưong được trồng xen ngay từ vụ đầu tiên của chu kỳ kinh doanh, trồng vào tháng 6,7 đến tháng 10,11 cho thu hoạch , sau đó lại trồng kế tiếp đậu đen hoặc ngô trong vụ đông. Đỗ tương và đậu đen chỉ được trồng xen vào năm thứ nhất đến năm thứ 4, sau năm này do cây nhãn , vải phát triển tán rộng ra nên diện tích đậu bị thu hẹp dần và năng suất giảm dần.

Qua phụ biểu 03 cho thấy, tổng thu nhập đem lại từ mô hình này cung tương đối cao đạt 47,7 triệu đồng/ha/năm, chi phí ban đầu phải bỏ ra mất khoảng 21,2 triệu đồng/ha/năm như vậy lãi suất thu được từ mô hình này đạt 26,4 triệu đồng/ha/năm. Một đồng chi phí bỏ ra thu lại được gấp 1,24 lần giá trị của nó, mỗi công lao động thu được 264 nghìn đồng/công.

Đây là một mô hình điển hình của huyện về phương thức canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao và tương đối ổn định qua các năm. Mặc dù chi phí ban đầu hơi cao nhưng nhờ có kết hợp trồng xen cây ngắn ngày nên người dân có vốn quay vòng nhanh đảm bảo thu nhập những năm đầu khi cây ăn quả chưa cho thu nhập.

b.. Hiệu quả mô hình cam, dứa trồng thuần ở độ dốc 10 – 150:

Mô hình cam, dứa được trồng nhiều tại các sườn dốc thoải, có độ dốc từ 10 – 150 .

Chi phí đầu tư cho cam và dứa không đáng kể, thị trường tiêu thụ cam và dứa ở Nghĩa Đàn đang rất tốt.

Đối với cam , năng suất sản lượng trên đất dốc ở Nghĩa Đàn thường rất cao. Năm thứ 3 trở đi cam bắt đầu cho thu hoạch , bắt đầu năng suất chỉ mới khoảng 30 tạ / ha nhưng từ năm thứ 4 đến năm thứ 8 , năng suất cam lên tới 130 – 140 tạ / ha, năng suất trung bình đạt 70 tạ/ha.Điều này có thể cho thấy điều kiện đất và khí hậu ở đây rất phù hợp cho cây cam phát triển.

Dứa cũng là một loại cây phát triển rất tốt trên đất dốc của huyện Nghĩa Đàn , trung bình từ năm thứ 2 trở đi , dứa bắt đầu cho thu hoạch và năng suất đạt tối đa có thể là 40 – 50 tạ / ha. Do ở đây có nguồn đầu ra cho quả dứa nên 4 năm trở lại đây , cây dứa được trồng khá nhiều trên các vùng đất dốc của huyện. Như vậy , 2 mô hình trồng cam và dứa ở huyện phù hợp

với điều kiện kinh tế của những hộ gia đình có mức sống trung bình. Đây là điều kiện lý tưởng để phát triển 2 mô hình này.

Qua phụ biểu 03 ta thấy , tổng giá trị sản xuất thu được đối với mô hình dứa trung bình khoảng 30 triệu / năm. Tổng chi phí phải bỏ ra ban đầu chi khoảng 7,7 triệu đồng /ha.Điều này có thể thấy , hiệu quả thu được từ mô hình này khá cao. Với mức giá dứa hằng năm ổn định từ 5000đ – 6000đ/kg sẽ đem lại cho hộ gia đình từ 10 – 15 triệu / ha / năm . Mỗi công lao động sẽ thu được 249 nghìn/công. Do huyện dứa được nhập cho nhà máy chế biến nước dứa cô đặc ở Quỳnh Lưu nên thị trường tiêu thụ dứa khá ổn định.

Đối với cam, có mức thu nhập cao hơn dứa nhìn chung đạt thu nhập trung bình khoảng 33,2 triệu đồng / năm. Một đồng chi phí bỏ ra thu được 2,87 lần giá trị của nó, mỗi công lao động thu được 445 nghìn đồng. Với hai mô hình này thì cần chú ý tới khả năng chống xói mòn đất vào mùa mưa đặc biệt với mô hình cam trồng thuần trên đất dốc.

Biểu đồ 7: So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình nhãn, vải xen đậu và mô hình cam, dứa trồng thuần:

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Nhãn, vải xen đậu tương Cam Dứa 10 0 0 đ Tống thu Tổng chi Thu nhập

Như vậy, trong ba mô hình cây ăn quả chính trong huyện thì mô hình cam trồng thuần trên đất đồi đang là mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cả, nó vừa cho thu nhập cao nhất mà chi phí phải bỏ ra lại thấp nhất. Với hiệu quả cao mô hình trồng cam đang được nông dân trong huyện áp dụng phổ biến, tuy nhiên trong quá trình canh tác cần chú ý bảo vệ đất để tránh hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra trên đất được áp dụng mô hình này.

4.4.2.2. Hiệu quả sử dụng đất của mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày trên đất có độ dốc từ 100 – 200 : ngày trên đất có độ dốc từ 100 – 200 :

Cây công nghiệp dài ngày của huyện chủ yếu là 2 loại cây cà phê (diện tích 571 ha ) và cao su ( diện tích 2.067 ha ) , đây là 2 loại cây tương đối thích hợp với điều kiện tự nhiên , đặc biệt là điều kiện đất của huyện cho nên năng suất sản lượng cũng như chất lượng tương đối cao.

Từ trước, cây cà phê đã được trồng rất nhiều tại đây nhưng những năm trở lại đây diện tích cà phê giảm được thay vào đó là diện tích mía và cao su.

Cây cà phê và cao su thường được bà con nông dân trồng phổ biến với mô hình trồng thuần sau này để sử dụng đất tối ưu và tăng thu nhập thì trồng xen thêm các loại cây ngắn ngày. Tuy nhiên các mô hình trồng xen này chỉ mang tính cục bộ chưa được mở rộng toàn huyện.

Một phần của tài liệu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w