PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” (Trang 64 - 66)

D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN :

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận:

Qua kết quả đánh giá hiệu quả sử dụgn đất dốc trong nông nghiệp của huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, tôi rút ra kết luận sau:

- Nghĩa Đàn là một huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An có vị trí địa lý thuận lợi và mạng lưới giao thông có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thông thương buôn bán phát triển kinh tế. Vì vậy, đa dạng hoá cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả đang rất được huyện chú trọng.

- Huyện có nguồn tài nguyên đất dồi dào với 6 nhóm đất khác nhau.

+ Nhóm đất phù sa: Diện tích 9.708 ha chiếm 17,06 % diện tích đất toàn huyện.

+ Nhóm đất nâu vàng: Diện tích 3.400 ha chiếm 5,93% diện tích đất toàn huyện.

+ Nhóm đất lúa vùng đồi núi: Diện tích 3.410 ha chiếm 5,95 % diện tích đất toàn huyện.

+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi : Diện tích 30.207 ha chiếm 52,69 % diện tích đất toàn huyện.

+ Nhóm đất đen: Diện tích 3.870 ha chiếm 6,75 % diện tích đất toàn huyện. + Nhóm đất Feralit đỏ vàng vùng núi thấp: Diện tích 6/730 ha chiếm 11,62 % diện tích đất toàn huyện.

- Cơ cấu cây trồng đa dạng, nhìn chung là phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai, địa hình của huyện. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn đa dạng về loại đất đặc biệt huyện có một diện tích lớn đất đỏ bazan đã giúp cho huyện trở thành một vùng kinh tế trọng điểm phát triển cây công nghiệp quan trọng của tỉnh.

-

5.2 Kiến nghị:

Do việc sử dụng quỹ đất dốc trong huyện cần chú ý tới nhiều tác động xấu của quá trình sản xuất, cùng với việc trong sản xuất nông nghiệp còn

có nhiều yếu tố làm hạn chế tới quá trình sử dụng đất . Vì vậy tôi xin đưa ra một số đề nghị sau:

- Chú trọng quan tâm hơn đối với những xã vùng sâu, vùng xa về cả vốn đầu tư lẫn kỹ thuật canh tác để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở các xã này góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo cho người dân trong huyện.

- Nâng cao vốn đầu tư, chú trọng vào những loại cây mang lại hiệu quả sử dụng lâu dài và có giá trị cao.

- Khuyến khích mở các nhà máy chế biến nhỏ tại địa phương để các nông sản được đảm bảo chất lượng ngay sau khi thu hoạch về.

Một phần của tài liệu “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w