D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN :
E. XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT DỐC VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT DỐC TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:
4.5. Đề xuất hướng sử dụng đất dốc trong sản xuất nông nghiệp:
Huyện Nghĩa Đàn tuy có địa hình chủ yếu là đồi núi thoải, độ dốc ở nhữn vùng đất canh tác khoảng từ 8 – 150 tuy nhiên không thể tránh khỏi những vấn đề tiêu cực trong quá trình sản xuất như sự xói mòn, rửa trôi đất, hiện tượng thoái hoá khô cằn đất… Để hạn chế được những hiện tượng này, người dân cũgn như chính quyền địa phương trong huyện có nhiêu fbiện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc bố trí hợp lí cơ cấu cây trồng trên những vùng đất dốc của huyện .
Để có được những đề xuất trong đinh hướng sử dụng đất dốc tại địa bàn huyện Nghĩa Đàn, tôi đã căn cứ vào những quan điểm sau:
• Căn cứ định hướng sử dụng đất:
- Điều kiện thích nghi của các loại cây trồng trên các điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai.
- Dựa vào hiệu quả mà cây trồng đó đem lại. cây trồng đó đem lại hiệu quả môi trường, hiệu quả xã hội và góp phần tham gia cải tạo đất.
• Những quan điểm sử dụng đất:
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên quan điểm sản xuất hàng hoá đạt kết quả cao ở cả ba phương diện kinh tế - xã hội – môi trường.
- Chuyển đổi hệ thống cây trồng nhằm đa dạng hoá nông sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Phát triển kinh tế hộ nông dân kinh tế hộ gia đình.
- Đảm bảo vấn đề an toàn lương thực, xây dựng hệ thống canh tác bền vững.
Thông qua các căn cứ trên kết hợp với quá trình điều tra nghiên cứu và kế thừa một số mô hình canh tác đã có trên địa bàn huyện, tôi xin đưa ra một số hướng sử dụng đất ở Nghĩa Đàn như sau:
Đối với những vùng đất có độ dốc khoảng từ 3 – 80 thường được bố trí trồng cây hàng năm thì nên sử dụng đất để canh tác 3 vụ/ năm thay vì 2 vụ/ năm để tránh thời gian đất bị bỏ hoá quá dài trong mùa khô hoặc mùa mưa. Có thể áp dụng các LUT canh tác như:
4.5.1.LUT canh tác cây hàng năm ở độ dốc 3 - 80:
- Lúa vụ xuân hè + Màu vụ thu đông: Trong đó sau khi vụ lúa thu hoạch vào khoảng tháng 6 bắt đầu làm đất để canh tác màu theo kiểu luống cao để tránh bị úng nước của ruộng lúa và trong mùa mưa, màu có thể được thu hoạch vào tháng cuối tháng 9, đến tháng 10. Với LUT này theo tôi có thể cho thu nhập cao và giải quyết được nguồn lao động dư thừa trong địa phương mặt khác còn che phủ được đất thường xuyên.
- Trồng sắn theo mô hình có băng chắn ở trên đất có độ dốc từ 8 – 150 xen cây ngắn ngày với băng cây phân xanh chống xói mòn, theo các công thức như:
CT2: Sắn trồng xen cây màu cùng với băng cây chống xói mòn khác ( dứa, xả, cốt khí…)
Đây có thể nói là những LUT canh tác kiểu nương rẫy đem lại hiệu quả tốt nhất. Khi trồng các mô hình sắn trồng xen với các loại cây khác không những tăng thêm thu nhập mà giảm được khả năng thoái hóa đất tốt hơn so với trổng thuần sắn hay ngô, khoai...
4.5.2. LUT trồng cây dài ngày:
Với các mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cũng nên bố trí theo mô hình trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác nhất là các loại cây họ đậu thay vì các mô hình trồng thuần như hiện nay. Theo nghiên cứu của TT thí nghiệm giống cây trồng Phủ Quỳ thì việc bố trí trồng xen các loại cây ngắn ngày trong các vườn cây công nghiệp đã làm tăng thu nhập của người dân hàng năm khoảng 10.6 – 12.5 triệu đồng so với trồng thuần. Các mô hình trồng xen có thể áp dụng như:
- Cao su xen mía
- Cà phê xen ngô, đậu, lạc…
- Cà phê xen cao su
- Cao su xen sắn…
- Mía xen đậu, lạc. - Cam xen dứa
- Cam xen đậu, lạc, ngô...
4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc trong huyện: huyện:
Đứng trên quan điểm khai thác sử dụng đất dốc ( Nông – lâm kết hợp) đầu tư theo chiều sâu, kết hợp giữa hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để
sử dụng vùng đất dốc của huyện một cách bền vững, có hiệu quả cao thì huyện Nghĩa Đàn cần giải quyết được những vấn đề sau:
- Hạn chế tối đa xói mòn rửa trôi đất
- Khống chế được quá trình bốc thoát hơi nước về mùa khô và hình thành kết von trong đất
- Việc sử dụng đất phải nâng cao được độ phì nhiêu trong đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
Để đạt được mục tiêu trên, trong quá trình khai thác và sử dụng đất dốc vào sản xuất nông lâm - nghiệp của huyện tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
4.6.1.Cần xác định cơ cấu cây trồng phù hợp với loại đất và độ dốc: Đất ở huyện Nghĩa Đàn có rất nhiều loại, mỗi loại đất lại thích hợp với từng loại cây trồng cụ thể. Bởi vậy việc xác định cơ cấu cây trồng để phù hợp với loại đất và độ dốc là rất quan trọng.
Thông thường các loại đất như đất phù sa, đất lúa vùng đồi núi ở độ dốc khoảng 3 – 80 nên bố trí các loại cây nông nghiệp ngắn ngày theo cơ cấu 2 – 3 vụ trong năm như lúa – màu, lúa – rau, rau – lúa – màu...
Các loại đất như đất nâu vàng, đất đen, đất feralit đỏ vàng vùng đồi núi ở độ dốc khoảng 8 – 150 nên sử dụng để canh tác các loại cây công nghiệp ngắn ngày xen cây nông nghiệp hoặc cây ăn quả theo các LUT như mía xen đậu, sắn xen cam, dứa...
Ở loại đất Feralit đỏ vàng vùng đồi núi nhất là loại đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan nên sử dụng trồng các loại cây công nghiệp dài ngày.
4.6.2. Nâng cao khả năng chống xói mòn cho đất:
Hiện tượng xói mòn đất là một hiện tượng xẩy ra rất phổ biến ở vùng đất dốc, vì vậy khi canh tác trên vùng đất dốc các lãnh đạo của huyện nên chú ý
hướng dẫn nông dân canh tác theo cơ cấu 2 – 3 vụ trong năm, tránh để trống đất trong thời gian dài nhất là vào mùa mưa và mùa khô.
Nên phát triển mô hình luân canh giữa các cây ngắn ngày hoặc trồng xen các loại cây ngắn ngày với cây dài ngày. Các kiểu canh tác này vừa làm tăng thu nhập lại vừa có khả năng bảo vệ đất rất tốt.
4.6.3. Cần ổn định trong định hướng hàng hóa nông sản: