C. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT DỐC CỦA HUYỆN NGHĨA ĐÀN
Biểu đồ 5: Biến động diện tích một số cây ăn quả
quả 0 200 400 600 800 1000 1200 năm 2000 năm 2005 năm 2008 D i ệ n t íc h ( h a) Cam Dứa Nhãn, vải
Đối với diện tích cây ăn quả, qua biểu đồ 5 có thể thấy rằng, diện tích các cây ăn quả tăng đều qua các năm, ngoại trừ nhãn, vải năm 2005 tăng lên 213 ha so với năm 2000 nhưng đến năm 2008 lại giảm đi 103 ha, diện tích cam năm 2008 tăng 400 ha so với năm 2000, diện tích dứa năm 2008 tăng 299 ha so với năm 2000.
Qua các biểu đồ trên ta thấy tổng diện tích cây trồng tăng đều theo các năm. Tăng nhanh chủ yếu là diện tích sắn, mía, cây ăn quả và cao su.
Các cây nông nghiệp chủ đạo của huyện là ngô (diện tích 2300 ha ), lúa ( 5340 ha ), mía ( 10009 ha ) và cao su ( 2067 ha ).
Nhìn chung ngành NN huyện Nghĩa Đàn phát triển tương đối bền vững, theo hướng tập trung, chuyên canh, phát triển nông sản hàng hoá, cây nguyên liệu trên nguyên tắc đảm bảo an ninh lương thực :
- Chuyển dịch cơ cấu nội ngành theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng trồng trọt từ 71,7 % năm 2000 xuống còn 65,8 % năm 2008.
- Đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, trình độ thâm canh và theo hướng gắn sản xuất với phát triển vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến , đã xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía tập trung cho nhà máy đường NAT& L với quy mô trên 10.000 ha, vùng cao su trên 2.000 ha.
4.3.4. Kết quả sản xuất của 1 số cây công nghiệp chính trong huyện: Bảng 4.5: Sản lượng một số cây NN chính qua các năm Bảng 4.5: Sản lượng một số cây NN chính qua các năm
Loại cây Sản lượng qua các năm ( tấn )
2000 2005 2008 1. Cây lương thực - Lúa 18.368 21.288 28.462 - Ngô 2.859 1.490 6.440 - Sắn 54.000 82.518 85.856 Tổng sản lượng lương thực: có hạt 21.233 22.776 34.902 Bình quân kg/người/năm 181 188 268 2. Cây CN hằng năm: - Mía 334.875 456.890 540.486 - Lạc 547 554 330
3. Cây ăn quả:
-Cam 391 447 745
4. Cây CN lâu năm
- Cà phê 470 534 459
- Cao su 936 1.196
( Nguồn: Phòng Thống kê huyện)
Qua đây cho thấy số lượng lương thực tăng mạnh hằng năm,từ mức bình quân 180kg/ người/ năm 2000 lên 268kg/ người/ năm 2008 tăng 150 %. Năng suất cây trồng năm 2008 tăng mạnh trong đó nổi bật là:
- Năng suất lúa năm 2008 tăng 21.4 % so với năm 2005 và 34.0 % so với năm 2000.
- Năng suất ngô năm 2008 tăng 76.1 % so với năm 2005 và 61.7 % so với năm 2000.
- Năng suất lạc năm 2008 tăng 75.2 % so với năm 2005 và 22.7 % so với năm 2000.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc phát triển nông nghiệp ở Nghĩa Đàn vẫn có một số vấn đề cần được quan tâm như sau:
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng còn chậm, đặc biệt đối với các cây trồng có tính chiến lược quan trọng của tỉnh như cao su, cà phê, cam. So với năm 2000, đến năm 2008 diện tích cây cao su chỉ tăng thêm được khoảng 1000 ha ( bình quân mỗi năm chỉ trồng được 100 – 150 ha ), diện tích trồng cam tăng được khoảng 300 – 400 ha, diện tích cây cà phê giảm 1000 ha. Diện tích dành cho trồng cỏ chăn nuôi còn ít, cả huyện mới có 138 ha.
- Diện tích vùng mía nguyên liệu đến năm 2008 tăng thêm 4000 ha so với năm 2000 ( tăng khoảng 160 % ) nhưng việc quan tâm đầu tư thâm canh tăng năng suất còn hạn chế ( nhất là đối với những diện tích mía trồng trên đất đỏ ) nên năng suất mía còn thấp ( 500 – 550 ta/ha ), hiệu quả sử dụng cây mía còn kém thua so với một số cây khác trên cùng loại đất, sự bền vững của vùng nguyên liệu bị ảnh huởng.
4.3.5. Tình hình sản xuất đất dốc trong sản xuất lâm nghiệp của huyện:
Diện tích đất lâm nghiệp ở Nghĩa Đàn không lớn, chỉ chiếm khoảng 5.2% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh. Trong những năm qua, hằng năm huyện đã trồng được 800 – 1000 ha rừng, trong đó chủ yếu là cây nguyên liệu. Quỹ đất lâm nghiệp của huyện được phân bố như sau:
Bảng 4.6: Quỹ đất lâm nghiệp phân theo tính chất rừng: TT Tính chất rừng Diện tích ( ha ) Cơ cấu ( % )
Tổng cộng 22.862 37 1 - Rừng tự nhiên 12.440 - Rừng gỗ 11.475 - Rừng hỗn giao 23 - Rừng tre nứa 942 20.13
2 Rừng trồng 8.907 -Rừng có trữ lượng 1.606 - Rừng không có trữ lượng 7.301
14.42 3 Đất trống đồi núi trọc 1.515 1.85
( Nguồn: Phòng thống kê huyện )
Qua đó ta nhận thấy , trong 18.156 ha rừng sản xuất thì rừng tự nhiên có 9.015 ha trong đó chỉ có 942 ha rừng tre nứa, còn lại 8.013 ha rừng gỗ lá rộng. Tuy nhiên chất lượng rừng nghèo, không có rừng giàu, chỉ có khoảng 900 ha rừng trung bình, diện tích còn lại là rừng nghèo và rừng phục hồi. Rừng trồng có 7.958 ha, trong đó có 1.606 ha rừng trồng có trữ lượng, 6.352 ha rừng chưa có trữ lượng.
Công tác giao khoán rừng ở Nghĩa Đàn được thực hiện tốt , đến nay có khoảng 90.1 % diện tích lâm nghiệp đã có chủ rừng quản lý, với 5.600 hộ được nhận khoán. Trong đó, nhận khoán rừng lớn nhất là các hộ gia đình với diện tích 12.761,1 ha ( chiếm 55.8 % ), tiếp đến là các doanh nghiệp nông nghiệp 8.229,4 ha ( chiếm 36 % ), các UBND xã quản lý 1.162 ha ( chiếm 5,1 % )…
Bảng 4.6: Cơ cấu diện tích rừng phân theo chủ quản lý
Chủ rừng Tổng DT ( ha ) Tỷ lệ ( % ) DT Rừng sản xuất (ha) DT Rừng phòng hộ (ha) Tổng cộng 22.862 100 16.027 6.835
Doanh nghiệp nông nghiệp 8.229,4 36,0 6.625 1.604,4
Hộ gia đình 12.761,6 55,8 9.013 3.748,6
Tập thể 707 3,09 210 497
Lực lượng vũ trang 2 0,01 2
UBND xã 1.162 5,1 177 985
Với hiện trạng đất lâm nghiệp trên, hoạt động ngành lâm nghiệp của Nghĩa Đàn từ nhiều năm nay chủ yếu tập trung cho khoanh nuôi, bảo vệ và trồng rừng. Tiềm năng khai thác lâm sản không đáng kể, khoảng 10.000 m3
- 15.000 m3 gỗ rừng trồng, 200.000 – 250.000 xe củi và khoảng 16.000 cây tre 15.000 m3 gỗ rừng trồng, 200.000 – 250.000 xe củi và khoảng 16.000 cây tre nứa/năm. Giá trị sản xuất từ ngành lâm nghiệp năm 2008 đạt 31.840,1 triệu đồng, chỉ chiếm 12,04 % cơ cấu nội ngành nông- lâm - thuỷ sản.
Hiện tại còn 1.515 ha đất trống đồi trọc, tập trung nhiều trên đất rừng sản xuất, rất cần được đầu tư phủ xanh trồng mới bằng cây nguyên liệu hoặc cây cao su nhằm nâng cao hiệu quả.