1. TÍNH TOÁN VÀ CHỌN THIẾT BỊ CHO PHÂN XƯỞNG NẤU
1.9. Thùng nước nấu
Chọn thùng chứa nước nóng và nước lạnh có thể tích như nhau, thùng thân trụ H = 1,5D, đáy bằng, nắp chỏm cầu nhô lên: h2 = 0,1.D.
Thể tích thùng là: D H 4 2 π = D D 5 , 1 4 2 π = 1,178.D3. Một mẻ nấu bia lon lượng nước sử dụng là:
• Nước nấu cháo: 31,8 hl;
• Nước đường hoá: 221,1 hl;
• Nước rửa bã: 165,7 hl;
• Nước vệ sinh khoảng 8% thể tích nồi lớn nhất là nồi hoa: 0,08. 50,5= 4,04 m3;
→ Tổng cộng lượng nước cần dùng trong một mẻ nấu bia lon là: 3,18 + 22,21 + 16,57 + 4,04 = 46 m3 Với bia chai lượng nước sử dụng là:
• Nước nấu cháo: 55,86 hl;
• Nước đường hoá: 197,1 hl;
• Nước rửa bã: 165,02 hl;
• Nước vệ sinh khoảng 8% thể tích nồi lớn nhất là nồi hoa: 0,08. 50,5= 4,04 m3;
→ Tổng cộng lượng nước cần dùng trong một mẻ nấu bia chai là: 5,586 + 19,71 + 16,5 +4,04 = 45,84 m3 Với bia hơi lượng nước sử dụng là:
• Nước nấu cháo: 69,79 hl;
• Nước đường hoá: 140,9 hl;
• Nước rửa bã: 192,2 hl;
• Nước vệ sinh khoảng 8% thể tích nồi lớn nhất là nồi hoa: 0,08. 50,5= 4,04 m3;
→ Tổng cộng lượng nước cần dùng trong một mẻ nấu bia hơi là: 6,979 + 14,09 + 19,22 + 4,04 = 44,329 m3
Như vậy lượng nước cần sử dụng cho một mẻ nấu lớn nhất là 46 m3 tính theo bia lon. Ta lấy mỗi thùng chứa lượng nước dùng đủ cho 1 mẻ nấu, tức là chứa được 46 m3
Thể tích chứa của thùng 85%, thể tích thùng cần đạt: 046,85 = 54,1 m3; Ta có: 1,178.D3 = 54,1 m3. Suy ra: D = 3,58 m.
Quy chuẩn: D = 3,6 m; H = 5,4 m; h2 = 0,36 m.
H = 5400 + 360 + 1000 = 6760 mm ≈ 6800 mm Thể tích thực của thùng:
V = 1,178.D3 = 1,178.3,63 = 55 m3.
Ở thùng nước nóng, nước được đun nóng tới nhiệt độ 85˚C bằng hơi nước bão hoà cấp qua đường ống xoắn ruột gà.
Lớp vỏ bảo ôn dày 100mm. Đường kính ngoài thùng: Dng = 3,8 m.