Tính dòng tiền và một số chỉ tiêu hiệu quả của nhà máy

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia công suất 100 triệu lítnăm. Nhà máy sản xuất ba loại bia bia hơi, bia chai và bia lon (+bản vẽ) (Trang 158 - 169)

2. TÍNH CÁC CHỈ TIÊU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.3.Tính dòng tiền và một số chỉ tiêu hiệu quả của nhà máy

NPV qua 20 năm = ∑ = + 20 0 (1 ) t t t MARR A Trong đó:

MARR: suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được; At: dòng tiền của dự án ở cuối năm t;

Rt: doanh thu của dự án ở năm t,

Rt = Công suất thiết kế . Giá bán chưa tính thuế. Ct: chi phí vận hành của dự án ở năm t

Với:

Tổng chi phí = Chi phí khấu hao + Chi phí vận hành; Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Tổng chi phí; Thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế . 40%;

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập; Vay ngân hàng 100% thì: rvay sau thuế = rvay trước thuế .(1- Thuế suất thuế thu nhập). Ta có: rvay sau thuế = 9%. Lấy MARR = 9%.

Bảng 18. Tổng hợp tính toán qua 20 năm

Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3

Công suất 0 80000000 80000000 80000000

Giá bán 0 5091 5091 5091

Doanh thu,Rt 0 407284,4 407284,4 407284,4

Tổng chi phí 202932,45 338691,9 338691,9 338691,9

Chi phí vận hành,CVH 0 314349,9 314349,9 314349,9

Chi phí tiền lương 0 6176,1 6176,1 6176,1

Chi phí nguyên vật

liệu 0 264573,6 264573,6 264573,6

Chi phí nhiên liệu,

năng lượng 0 23820,8 23820,8 23820,8

Chi phí dịch vụ khác

mua bằng tiền 0 19779,4 19779,4 19779,4

Chi phí khấu hao 0 24342 24342 24342

Lợi nhuận trước thuế -202932,45 68592,5 68592,5 68592,5

Thuế thu nhập 0 27437 27437 27437

Lợi nhuận sau thuế -202932,45 41155,5 41155,5 41155,5

CFBT -202932,45 92934,5 92934,5 92934,5

CFAT -202932,45 65497,5 65497,5 65497,5

Giá trị hiện tại cộng

dồn -202932,45 -142843,0005 -87715,0651 -37138,977

Chỉ tiêu Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Công suất 100000000 100000000 100000000 100000000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá bán 5091 5091 5091 5091

Doanh thu,Rt 509105,5 509105,5 509105,5 509105,5 Tổng chi phí 410790,56 470498,86 410790,56 410790,56 Chi phí vận hành,CVH 386448,56 461083,86 386448,56 386448,56

Chi phí tiền lương 6176,1 6176,1 6176,1 6176,1

Chi phí nguyên vật

liệu 330717 330717 330717 330717

Chi phí nhiên liệu,

năng lượng 29776,06 29776,06 29776,06 29776,06

Chi phí dịch vụ khác

mua bằng tiền 19779,4 94414,7 19779,4 19779,4

Chi phí khấu hao 24342 9415 24342 24342

Lợi nhuận trước thuế 98314,94 38606,64 98314,94 98314,94 Thuế thu nhập 39325,976 15442,656 39325,976 39325,976 Lợi nhuận sau thuế 58988,964 23163,984 58988,964 58988,964

CFBT 122656,94 48021,64 122656,94 122656,94

CFAT 83330,964 32578,984 83330,964 83330,964

Giá trị hiện tại cộng

dồn 21894,77815 43068,88238 92756,41353 138341,3045

Chỉ tiêu Năm 8 Năm 9 Năm 10 Năm 11

Công suất 100000000 100000000 100000000 100000000

Giá bán 5091 5091 5091 5091

Doanh thu,Rt 509105,5 509105,5 509105,5 509105,5

Tổng chi phí 410790,56 410790,56 541269,46 410790,56 Chi phí vận hành,CVH 386448,56 386448,56 541269,46 386448,56

Chi phí tiền lương 6176,1 6176,1 6176,1 6176,1

Chi phí nguyên vật

liệu 330717 330717 330717 330717

Chi phí nhiên liệu,

năng lượng 29776,06 29776,06 29776,06 29776,06

Chi phí dịch vụ khác

mua bằng tiền 19779,4 19779,4 174600,3 19779,4

Chi phí khấu hao 24342 24342 0 24342

Lợi nhuận trước thuế 98314,94 98314,94 -32163,96 98314,94 Thuế thu nhập 39325,976 39325,976 -12865,584 39325,976 Lợi nhuận sau thuế 58988,964 58988,964 -19298,376 58988,964

CFBT 122656,94 122656,94 -32163,96 122656,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CFAT 83330,964 83330,964 -19298,376 83330,964

Giá trị hiện tại cộng

dồn 180162,3054 218530,1961 210378,3535 242671,8395

Chỉ tiêu Năm 12 Năm 13 Năm 14

Công suất 100000000 100000000 100000000

Giá bán 5091 5091 5091

Doanh thu,Rt 509105,5 509105,5 509105,5

Tổng chi phí 410790,56 410790,56 410790,56

Chi phí vận hành,CVH 386448,56 386448,56 386448,56

Chi phí tiền lương 6176,1 6176,1 6176,1

Chi phí nguyên vật liệu 330717 330717 330717

Chi phí nhiên liệu, năng lượng 29776,06 29776,06 29776,06 Chi phí dịch vụ khác mua bằng tiền 19779,4 19779,4 19779,4

Chi phí khấu hao 24342 24342 24342

Lợi nhuận trước thuế 98314,94 98314,94 98314,94

Thuế thu nhập 39325,976 39325,976 39325,976

Lợi nhuận sau thuế 58988,964 58988,964 58988,964

CFBT 122656,94 122656,94 122656,94

CFAT 83330,964 83330,964 83330,964

Giá trị hiện tại cộng dồn 272298,8909 299479,672 324416,1684

Chỉ tiêu Năm 15 Năm 16 Năm 17

Công suất 100000000 100000000 100000000

Giá bán 5091 5091 5091

Doanh thu,Rt 509105,5 509105,5 509105,5

Tổng chi phí 470498,86 410790,56 410790,56

Chi phí vận hành,CVH 461083,86 386448,56 386448,56

Chi phí tiền lương 6176,1 6176,1 6176,1

Chi phí nguyên vật liệu 330717 330717 330717

Chi phí nhiên liệu, năng lượng 29776,06 29776,06 29776,06 Chi phí dịch vụ khác mua bằng tiền 94414,7 19779,4 19779,4

Chi phí khấu hao 9415 24342 24342

Lợi nhuận trước thuế 38606,64 98314,94 98314,94 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế thu nhập 15442,656 39325,976 39325,976

Lợi nhuận sau thuế 23163,984 58988,964 58988,964

CFBT 48021,64 122656,94 122656,94

CFAT 32578,984 83330,964 83330,964 Giá trị hiện tại cộng dồn 333360,3388 354348,889 373604,4395

Chỉ tiêu Năm 18 Năm 19 Năm 20

Công suất 100000000 100000000 100000000

Giá bán 5091 5091 5091

Doanh thu,Rt 509105,5 509105,5 509105,5

Tổng chi phí 410790,56 410790,56 410790,56

Chi phí vận hành,CVH 386448,56 386448,56 386448,56

Chi phí tiền lương 6176,1 6176,1 6176,1

Chi phí nguyên vật liệu 330717 330717 330717

Chi phí nhiên liệu, năng lượng 29776,06 29776,06 29776,06 Chi phí dịch vụ khác mua bằng tiền 19779,4 19779,4 19779,4

Chi phí khấu hao 24342 24342 24342

Lợi nhuận trước thuế 98314,94 98314,94 98314,94

Thuế thu nhập 39325,976 39325,976 39325,976

Lợi nhuận sau thuế 58988,964 58988,964 58988,964

CFBT 122656,94 122656,94 122656,94

CFAT 83330,964 83330,964 83330,964

Giá trị hiện tại cộng dồn 391270,0823 407477,0939 NPV 20 = 422345,912

IRR 33%

Ta có:

NPV20 = 422 345,912 triệu đồng (> 0)

Theo bảng trên ta thấy thời gian thu hồi vốn khoảng hơn 3 năm. Thời gian hoàn vốn của dự án:

Tpck = 3 + 37138,977

21894,77815 + 37138,977 ≈ 3,63 năm IRR = 33% > MARR

PHẦN 9

VỆ SINH AN TOÀN LAO ĐỘNG

1. VỆ SINH

Vệ sinh là một công việc luôn được các nhà máy sản xuất công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm quan tâm, đòi hỏi phải được thực hiện một cách nghiêm túc và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiêm ngặt. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong sản xuất, trong đó khâu vệ sinh đóng vai trò then chốt.

Việc vệ sinh trong nhà máy bao gồm một số nội dung chính sau:

1.1. Vệ sinh cá nhân

- Đối với quá trình sản xuất bia, công nhân trực tiếp tham gia sản xuất phải khỏe mạnh, không mắc các bệnh mãn tính hay bệnh truyền nhiễm;

- Khi làm việc, công nhân phải mặc quần áo bảo hộ lao động sạch sẽ, gọn gàng và luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung;

- Trong khu gây men giống thì chỉ những người có trách nhiệm mới được ra, vào để đảm bảo vô trùng. Những người làm việc ở đây phải tuyệt đối tuân thủ quy định về vệ sinh của khu vực làm việc;

- Trong khâu lọc bia, công nhân ngoài việc mặc đồ bảo hộ lao động cần đeo khẩu trang và hạn chế nói chuyện;

- Mọi công nhân trong nhà máy cần thường xuyên được kiểm tra sức khỏe.

1.2. Vệ sinh thiết bị nhà xưởng

- Tất cả các thiết bị, dụng cụ tham gia vào dây chuyền sản xuất cần phải được vệ sinh sạch sẽ theo định kỳ;

- Đối với máy móc thiết bị ở các phân xưởng phụ trợ phải kiểm tra và bảo dưỡng thường xuyên;

- Khu vực nhà nấu, hoàn thiện sản phẩm cần thoáng mát, giải quyết tốt vấn đề thông gió và hút bụi;

- Các phân xưởng có bụi, tiếng ồn cần phải được đặt ở vị trí hợp lý, không ảnh hưởng tới các khu vực khác;

- Kho nguyên liệu cần bố trí hợp lý, rộng rãi, thoáng mát, có nhiệt kế, ẩm kế theo dõi, tránh để cho vi sinh vật phát triển làm hỏng nguyên liệu;

- Khu vực hành chính xây dựng phía trước nhà máy cần phải được trồng nhiều cây xanh đề tạo vẻ đẹp mỹ quan và điều hòa không khí cho nhà máy;

- Chất thải, khí thải và nước thải từ nhà máy cần phải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường;

- Các phân xưởng, đường đi, hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải… của nhà máy cần phải được thường xuyên quét dọn, kiểm tra.

2. AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bảo hộ an toàn lao động cũng là một khâu quan trọng trong sản xuất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người lao động và tuổi thọ thiết bị. Đối với nhà máy sản xuất bia, cần phải quan tâm tới một số điểm quan trọng sau đây:

2.1. Chống khí độc trong nhà máy

- Khí độc trong nhà máy bia chủ yếu là CO2 được sinh ra từ quá trình lên men và NH3 từ hệ thống lạnh. Khí CO2 cần thu hồi hoàn toàn để phục vụ cho quá trình bão hòa CO2 sau này, NH3 cần thu lại hoàn toàn để tiếp tục quá trình truyền nhiệt. Các ống dẫn khí thường xuyên được kiểm tra và bảo trì;

- Khói thải lò hơi: để hạn chế tác hại do khói thải lò hơi gây ra cho môi trường xung quanh, cần lắp đặt hệ thống ống khói cao trên 10 m để khuếch tán khói lên cao, không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.

2.2. Chống ồn và chống rung động

Tiếng ồn và rung động ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của công nhân, gây ra mệt mỏi, ảnh hưởng tới thính giác, dẫn đến sự kém tập trung, giảm khả năng làm việc. Do đó, cần phải có biện pháp khắc phục:

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng để sửa chữa máy móc kịp thời;

- Khi lắp các phận, nếu có thể thì nên lắp các tấm đệm có độ đàn hồi để chống rung, chống ồn.

2.3. An toàn khi vận hành thiết bị

- Các thiết bị chịu áp như lò hơi, máy nén, bình nạp CO2... cần được kiểm tra định kỳ, vận hành cẩn thận, đúng hướng dẫn;

- Các thiết bị khác cũng cần được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện hỏng hóc;

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các đường ống, van, đồng hồ đo... để kịp thời xử lý sự cố; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công nhân khi vận hành phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, không bỏ vị trí khi đang làm việc, thực hiện nghiêm túc chế độ giao ca.

2.4. An toàn khi sử dụng điện

Trong quá trình sản xuất, cán bộ, công nhân luôn phải thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị sử dụng điện. Do đó, cán bộ, công nhân cần chú ý:

- Phải thực hiện tuyệt đối nội quy an toàn về điện để tránh xảy ra sự cố hay tai nạn; - Cách điện tốt các phần mang điện, đặc biệt là tại các khu vực có độ ẩm cao và nhiều nước như phân xưởng lên men, phân xưởng hoàn thiện sản phẩm...;

- Bố trí các đường dây điện cách xa tầm tay hoặc lối đi lại của người sản xuất; - Bố trí cầu dao điện hợp lý để có thể ngắt mỗi khi có sự cố.

2.5. Phòng cháy chữa cháy

- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị trong phân xưởng nấu, lò hơi…; - Tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy tại các khu vực dễ cháy, nổ như: kho nguyên liệu, nhà để xe, gara ôtô…;

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra các đường ống, van, đồng hồ đo... để kịp thời xử lý sự cố;

- Công nhân khi vận hành không bỏ vị trí khi đang làm việc, thực hiện nghiêm túc nội quy phòng cháy chữa cháy;

- Mỗi phân xưởng đều phải có thiết bị chữa cháy, đặt ở vị trí hợp lý để có thể dễ tìm khi có sự cố.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh “Đồ án thiết kế nhà máy sản xuất bia năng suất 100 triệu lít/năm” với các sản phẩm: bia lon, bia chai, bia hơi. Quá trình làm đồ án đã

giúp em có thêm nhiều hiểu biết về công nghệ sản xuất bia theo công nghệ hiện đại, một ngành sản xuất hiện vẫn còn là tiềm năng và hứa hẹn phát triển ở nước ta. Do đó, thiết kế nhà máy bia là một yêu cầu phù hợp với nhu cầu thực tiễn nước ta hiện nay.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Văn Cách, ThS.KTS. Hoàng Thanh Thủy, Nguyễn Vũ Bích Uyên đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đồ án này. Do kinh nghiệm bản thân còn ít và thời gian có hạn, mặc dù đã cố gắng hết sức tìm hiểu, nhưng đồ án của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô để em hoàn thiện kiến thức và rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!!!

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2008 Sinh viên

Tạ Bích Hồng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Gs.Ts Hoàng Đình Hòa. Công nghệ sản xuất Malt và Bia. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2002.

2. Gs.Ts Nguyễn Thị HIền và cộng sự. Khoa học - Công nghệ Malt và Bia. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2007.

3. Tập thể tác giả, Bộ môn Quá trình - Thiết bị Công nghệ Hoá chất và Thực phẩm. Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hoá chất, tập 1, 2. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1982 - 1992.

4. PGS Ngô Bình. Cơ sở xây dựng nhà công nghiệp. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1997.

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy bia công suất 100 triệu lítnăm. Nhà máy sản xuất ba loại bia bia hơi, bia chai và bia lon (+bản vẽ) (Trang 158 - 169)