Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing hỗn hợp của công ty TDIS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing hỗn hợp của công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ hạ tầng viễn thông (TDIS) (Trang 45 - 50)

Hoạt động marketing của công ty trên bất kỳ lĩnh vực nào cũng chịu rất nhiều tác động của môi trường marketing. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing hỗn hợp của TDIS, ta có thể tìm ra các thách thức và cơ hội của TDIS trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của công ty. Ta có thể xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing hỗn hợp của TDIS dưới 2 góc độ là tình hình thị trường và tình hình cạnh tranh.

* Tình hình thị trường

Hiện nay với tốc độ phát triển chóng mặt về công nghệ và kinh tế, nhu cầu liên lạc trao đổi thông tin ngày càng phát triển, đặc biệt là dịch vụ inbuiding. Theo dự báo thị

internet chiếm ưu thế, khoảng 5 tỷ người được nối mạng và băng thông rộng ở mọi nơi. Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do vậy các dịch vụ hạ tầng viễn thông đặc biệt là các dịch vụ gắn kết viễn thông- bất động sản ngày càng phát triển và đầy tiềm năng, chủ yếu ở các thành phố lớn và khu cao ốc. Điều đó cho thấy cơ hội phát triển của công ty là rất lớn, đòi hỏi cần có những chiến lược phù hợp nhất với điều kiện thị trường cũng như năng lực của công ty.

* Tình hình cạnh tranh.

Ngày nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, sự áp lực với các công ty vừa và nhỏ lại càng mạnh mẽ hơn, đặc biệt trong những thị trường đầy tiềm năng như thị trường cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông. Cho đến thời điểm này, có 1 số công ty tham gia cung cấp các dịch vụ hạ tầng viễn thông phải kể đến như Công ty cổ phần dịch vụ hạ tầng viễn thông CMC, Công ty cổ phần thiên tú,… Với các dịch vụ mà các công ty đưa ra tương tự nhau, việc lựa chọn công ty nào để hợp tác đầu tư là điều mà các nhà mạng rất quan tâm. Sự cạnh tranh trong ngành ngày càng khốc liệt không chỉ giữa các công ty hiện tại mà còn cả những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại.

Thực tế lĩnh vực dịch vụ hạ tầng viễn thông xuất hiện và phát triển nhanh chóng, do vậy các công ty tham gia vao thị trường này cũng không nhỏ. Qua quá trình thực tập, tôi nhận thấy có rất nhiều đối thủ cạnh tranh của công ty, tuy nhiên ta chỉ đề cập tới 2 công ty cạnh tranh chủ yếu với TDIS trong thời điểm này đó là CMC TI và Công ty cổ phần Thiên Tú.

- Dịch vụ hạ tầng viễn thông của Công ty cổ phần dịch vụ hạ tầng viễn thông CMC( CMC TI):

Công ty Cổ phần dịch vụ hạ tầng Viễn thông CMC được chính thức thành lập vào tháng 9 năm 2008 bởi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty Cổ phần Dịch vụ viễn thông CMC (CMC Telecom). Công ty Cổ phần dịch vụ hạ tầng viễn thông CMC là công ty duy nhất cung cấp hạ tầng viễn thông với 100% cáp quang; tiên phong ứng dụng mô hình kinh doanh tiên tiến và hiệu quả để cung cấp tới khách hàng những dịch vụ viễn thông và CNTT tối ưu. CMC TI hiện nay đã có toàn bộ các giấy phép cần thiết cho hoạt động của mình trên thị trường viễn thông. Công ty CMC TI luôn ứng dụng công nghệ viễn thông thế hệ mới FTTx/GPON với chất lượng dịch vụ vượt trội so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

CMC TI là nhà cung cấp thường xuyên của VNPT, Viettel, EVN Telecom, Singtel, Hutchison, PCCW, KDDI. CMC TI chuyên cung cấp hạ tầng viễn thông trên nền hạ tầng tiên tiến GPON, đó là dịch vụ BLUE~NET - Dịch vụ hạ tầng viễn thông cung cấp các giải pháp tổng thể về dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm : Internet, Truyền

số liệu, thoại và dịch vụ giá trị gia tăng. BLUE~NET - được CMCTelecom ứng dụng cung cấp mô hình nhà cung cấp trung lập (Neutral) và mạng riêng ảo (VNO) nhằm đem đến cho khách hàng các giải pháp và dịch vụ trọn gói tốt nhất.

- Dịch vụ hạ tầng viễn thông của Công ty cổ phần Thiên tú:

Năm 2000, Thiên Tú tham gia vào thị trường dịch vụ xây dựng hạ tầng viễn thông, bắt đầu cung cấp những dịch vụ đơn giản như xây dựng nhà trạm anten, lắp đặt thiết bị outdoor, trạm điện, dựng trụ … cho các nhà mạng viễn thông di động Mobifone, Vinaphone …Với sự đầu tư không ngừng vào con người, kỹ thuật và thiết bị, đến nay Thiên Tú đã trở thành một trong những nhà thầu chính trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng viễn thông. Hiện Thiên Tú là đối tác thường xuyên và uy tín, ký kết hợp đồng trực tiếp với các tập đoàn viễn thông nước ngoài như Ericcsson, Alcatel Lucent, Huawei, Nokia Siemens Networks, ZTE,Nortel Networks … để phát triển các dự án mà những tập đoàn này cung cấp cho các công ty viễn thông trong nước như Mobifone, Vinafone, Vietnamobile. Thiên Tú có thể cung cấp trọn gói dịch vụ từ sản xuất, lắp đặt, bảo dưỡng các trụ cột anten, nhà trạm BTS, tổng đài MSC/BSC, thiết bị indoor&outdoor, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị viễn thông, hệ thống điện công nghiệp… đến cho thuê hạ tầng viễn thông như nhà trạm, cột anten, cung cấp dịch vụ ứng cứu, bảo trì bảo dưỡng cho trạm BTS. Hệ thống của Thiên tú đều có khả năng làm việc trong dải tần số từ 800MHZ đến 2400MHZ, đáp ứng tốt yêu cầu về công nghệ của GSM900&1800, theo tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống cho phép đồng thời nhiều nhà cung cấp dịch vụ như : Vina phone, Mobilphone, Viettel,……hoặc các nhà cung cấp dịch vụ (CDMA) đấu nối vào hệ thống, tích hợp các hệ thống vào một trạm duy nhất. Giải pháp cho trường hợp đa nhà cung cấp đã được tính toán, phân tích rất chi tiết.

Tới nay Thiên tú đã thực hiện thành công nhiều dự án bao gồm cung cấp, thiết kế, lắp đặt hệ thống phủ sóng trong các tòa nhà cao tầng : VinaPhone số 224 đường Thành thái, Phường 4, Quận 10, Tp.HCM; Tòa nhà SaiGon Tower đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp.HCM; Khách sạn Sheraton đường Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM; Tòa nhà VP Đại diện khu vực Miền Trung – Ngân hàng Nông NGhiệp và Phát Triển Nông Thôn, chung cư cao cấp Q.10...Thiên Tú là công ty đi tiên phong trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông cho thuê hệ thống IBS ở nhiều tỉnh thành trong cả nước cho mạng Vinaphone, Mobilphone, Viettel….

+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Hiện nay, đầu tư dịch vụ hạ tầng viễn thông đã và đang trở thành lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư. Ngày càng có nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này như các nhà thầu xây dựng, các công ty cung cấp thiết bị viễn thông..

Lợi thế của các nhà thầu xây dựng là có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựngvà hợp tác với các chủ đầu tư bất động sản nên dễ tìm kiếm được các hợp đồng đầu tư dự án IBS, BTS..Do đó, nếu các nhà thầu xây dựng chú trọng nghiên cứu, đầu tư, phát triển thêm hạng mục dịch vụ hạ tầng viễn thông sẽ đạt hiệu quả cao. Còn đối với các công ty cung cấp các thiết bị viễn thông cũng có lợi thế là tìm nguồn cung cấp thiết bị đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng và giá thành hợp lý. Ngoài ra họ cũng có mối quan hệ tốt với các nhà mạng nên nếu tham gia vào lĩnh vực này sẽ gây những khó khăn lớn cho các công ty đang kinh doanh dịch vụ này. Điều đó dẫn đến thách thức lớn cho những công ty đang hoạt động, và TDIS không phải là 1 ngoại lệ. Vì vậy, công ty cần rất nhiều sự nỗ lực và cố gắng của cả hệ thống để giữ và phát triển thị phần, gây dựng vị thế của mình trên thị trường tiềm năng này.

+ Áp lực từ phía nhà cung cấp

Để triển khai dịch vụ BTS, IBS cần có các thiết bị đầu nối, thiết bị đầu cuối, ăng ten định hướng, cáp quang…Đa phần các thiết bị phục vụ để triển khai dự án đều là nhập ngoại từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Ở Việt Nam, số lượng nhà cung cấp các thiết bị phục vụ hoạt động triển khai các dịch vụ hạ tầng viễn thông còn hạn chế nên cũng gây áp lực về giá và ít các sự lựa chọn phù hợp với từng dự án cụ thể. Do

vậy, công ty cần liên kết với các nhà cung cấp nhằm đưa ra những dịch vụ tốt nhất đến khách hàng và phù hợp với điều kiện năng lực của công ty.

+ Áp lực từ phía khách hàng

Khách hàng của dịch vụ hạ tầng viễn thông hướng tới là toàn bộ các mạng di động trên thị trường tại Việt Nam. Thị trường di động hiện nay đầy tiềm năng và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng nên cơ hội của các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ hạ tầng viễn thông là rất lớn, TDIS cũng không phải ngoại lệ. Không chỉ các nhà mạng lớn như Vinaphone, Mobiphone, hay Viettel mà các nhà mạng nhỏ hơn như Sfone, Vietnamobile, Beeline cũng luôn đề cao chất lượng dịch vụ, do đó cơ sở hạ tầng được chú trọng đặc biệt trong khả năng bao phủ cũng như chất lượng dịch vụ hạ tầng viễn thông. Do đó TDIS cần đầu tư chú trọng phát triển dịch vụ để ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách hàng 1 cách tốt nhất.

+ Áp lực từ dịch vụ thay thế

Trong tương lai các dịch vụ BTS, IBS sẽ nhường chỗ cho dịch vụ mới tên là lightRadio - một hệ thống mới được tiên lượng sẽ làm kết thúc kỉ nguyên phụ thuộc vào cột tháp ăng ten và trạm thu phát sóng cho các mạng di động trên toàn thế giới, đặc biệt nó càng có ý nghĩa hơn đối với những nước đang phát triển như Việt Nam.

Alcatel-Lucent đã cùng với HP và Freescale Semiconductor phát triển dịch vụ lightRadio. Ben Verwaayen, Tổng Giám đốc của Alcatel-Lucent cho biết: “Nhu cầu về

diện phủ sóng và công suất của hôm nay và ngày mai đòi hỏi một bước đột phá mới trong thông tin di động. LighRadio sẽ là dấu chấm hết cho các trạm thu phát và cột ăng ten mà ta nhìn thấy hôm nay”. LightRadio cũng sẽ giúp các chính phủ đạt được các mục tiêu phủ sóng truy cập băng thông rộng đa tần, từ đó tạo tiền đề cho việc giải quyết được cái gọi là “khoảng cách số”. Những lợi ích lớn khác của lightRadio bao gồm:

- Giảm hơn 50% năng lượng tiêu thụ của các mạng di động.

- Giảm đến 50% lượng vốn đầu tư cho trạm phát sóng cho các nhà mạng di động - Cải thiện đáng kể các dịch vụ cho người dùng đầu cuối bằng cách tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten cỡ nhỏ khắp mọi nơi.

Do đó trong tương lai dịch vụ ligh Radio sẽ ảnh hưởng lớn tới ngành viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ hạ tầng viễn thông như TDIS

Như vậy, chỉ xét về tình hình cạnh tranh, công ty TDIS gặp rất nhiều khó khăn về đối thủ cạnh tranh, áp lực từ khách hàng, nhà cung cấp cũng như các sản phẩm dịch vụ thay thế. Mỗi tác nhân ảnh hưởng nhất định tới hoạt động marketing nói riêng cũng như hoạt động của công ty nói chung. Do vậy, TDIS cần nắm bắt các cơ hội để vượt qua những thách thức từ môi trường cạnh tranh để đạt được mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của công ty.

2.2.2. Công tác lập kế hoạch marketing hỗn hợp của công ty TDIS

Nhìn chung, công tác tổ chức xây dựng kế hoạch Marketing của Công ty chưa được tiến hành một cách khoa học và có hệ thống. Các công việc thực hiện chưa theo một kế hoạch cụ thể mà thường rời rạc. Công ty chưa có chiến lược Marketing cụ thể phản ánh những mục tiêu căn bản của công ty và những phương hướng hành động chưa thực hiện rõ ràng, chi tiết.

Do bộ phận Marketing của công ty nằm trong phòng kinh doanh, không chỉ thực hiện các nhiệm vụ marketing mà còn thực hiện các nhiệm vụ khác nên việc thực hiện và kiểm soát thực hiện kế hoạch Marketing chưa được thực hiện tốt. Các thông tin phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch marketing hiện tại vẫn nằm rải rác ở các phòng ban nên chưa xây dựng hệ thống thông tin marketing hợp lý. Công việc đề ra kế hoạch chung do phòng kế hoạch thực hiện. Việc quản lý dự án đầu tư thực hiện bởi phòng đầu tư, trong đó lập kế hoạch marketing do bộ phận marketing đảm nhiệm. Tuy nhiên, các bộ phận này chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau dẫn đến các hoạt động kế hoạch còn chồng chéo lên nhau và chưa đạt hiệu ứng tốt cho hoạt động của công ty.

Hoạt động nghiên cứu thị trường là vô cùng cần thiết và tiến hành trước nhất để từ đó doanh nghiệp có thể xác định chiến lược Marketing và từ đó xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm dịch vụ của công ty.

Trong các hoạt động marketing của mình, công ty TDIS đã thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường như sau:

+ Nghiên cứu chung về tình hình thị trường viễn thông trong nước cũng như trong khu vục và trên thế giới.

+ Nghiên cứu và xếp loại đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu sự phát triển dự án bất động sản tại Việt Nam. Từ đó đánh giá nhu cầu các dịch vụ hạ tầng viễn thông của các nhà mạng.

+ Nghiên cứu hoạt động của các đối thủ cạnh tranh. Xác định thế mạnh cũng như điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh, từ đó đề ra giải pháp phát triển cho công ty.

Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty diễn ra với mức độ ít và không liên tục theo từng dịch vụ riêng biệt. Chính điều này dẫn đến việc doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ khách hàng mong muốn nhận được gì từ sản phẩm dịch vụ mà mình mong muốn cũng như không hiểu khách hàng phát sinh các thắc mắc gì hay hạn chế gì khi sử dụng dịch vụ của công ty.

2.2.4. Nội dung hoạt động marketing hỗn hợp của công ty TDIS

Dù mới xuất hiện trên thị trường dịch vụ hạ tầng viễn thông được 4 năm nhưng TDIS đã tìm kiếm được thị trường kinh doanh cũng như những phản hồi tích cực từ thị trường. Tuy nhiên các hoạt động marketing hỗn hợp của công ty chưa được thực hiện bài bản và đạt hiệu quả. Qua quá trình thực tập tại TDIS, tôi nhận thấy hoạt động marketing hỗn hợp của công ty bao gồm:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing hỗn hợp của công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ hạ tầng viễn thông (TDIS) (Trang 45 - 50)