Hiệu quả của nội dung chính sách marketing hỗn hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing hỗn hợp của công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ hạ tầng viễn thông (TDIS) (Trang 59 - 62)

Các chính sách marketing hỗn hợp của công ty được áp dụng theo mô hình 7p và đạt hiệu quả cao trong việc tổ chức, triển khai trên thực tế.

* Hiệu quả của chính sách sản phẩm

Với chính sách sản phẩm, công ty đã đưa ra hệ thống dịch vụ đa dạng cung cấp cho khách hàng. Hệ thống dịch vụ của công ty phù hợp với các dịch vụ viễn thông trên 2 nền công nghệ CDMA, GSM nên được sự tín nhiệm của các nhà mạng. Giải pháp của IBS, BTS có khả năng thích hợp với các yêu cầu riêng lẻ của bạn. Công ty có thể làm các giải pháp của mình theo yêu cầu của bạn để phù hợp với việc vận hành, kỹ thuật, tài chính và điều các khách hàng mong muốn. Khách hàng có thể xây dựng và mở rộng trên các modul, khả năng mở rộng và tích hợp hệ thống IBS, BTS với các hệ thống đã có sẵn phù hợp với sự phát triển và tối đa hóa giá trị đầu tư.

Không chỉ thế, công ty còn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, luôn đảm bảo thiết bị của dự án đạt yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng. Đồng thời, công ty còn cung cấp các giải pháp tổng thể cho khách hàng nhằm đưa tới cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Như vậy, Chính sách sản phẩm của công ty đã góp phần tạo uy tín đến các nhà mạng, và các chủ đầu tư bất động sản.

* Hiệu quả của chính sách giá

Là nhà thầu mới thành lập, nên uy tín và kinh nghiệm của TDIS không bằng các nhà thầu khác như CMC TI, cosma.... Nếu như với các công ty như CMC TI, cosma có lợi thế cạnh tranh là kinh nghiệm và uy tín lâu năm thì TDIS lại có lợi thế cạnh tranh về giá và dịch vụ khách hàng. Công ty xác định trong những năm đầu sẽ thực hiện chính sách giá cạnh tranh. Công ty vần đảm bảo chất lượng dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng nhưng chi phí của khách hàng mua dịch vụ sẽ ít hơn so với các công ty khác. Do đó, chính sách giá được công ty thực hiện thu hút các nhà mạng.

Mặc dù công ty luôn đảm bảo tối thiểu hóa chi phí để cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chi phí thuê mặt bằng, điện nước cho chủ đầu tư bất động sản ở mức cao để thu hút các chủ đầu tư bất động sản. Chiến lược giá của công ty đã tạo sự thu hút với các nhà mạng và chủ đầu tư bất động sản góp phần tạo dựng hình ảnh tốt về công ty.

* Hiệu quả của hoạt động phân phối

Hiện tại, công ty TDIS có 5 chi nhánh trên cả nước nên đã tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận dịch vụ 1 cách nhanh nhất. Hệ thống phân phối giúp công ty dễ dàng mở rộng quy mô hoạt động và phát triển thị trường. Mỗi chi nhánh quản lý một địa bàn và chịu trách nhiệm về địa bàn ấy, vì thế sẽ tìm kiếm khách hàng thuận lợi hơn, cụ thể là TDIS hiện tại đã nhận được 2 dự án ở Cần Thơ và trong năm 2012 sẽ tiếp tục

nhận các dự án ở Đà Nẵng và Yên bái. Hơn nữa, nếu như không có chi nhánh, Chi phí công tác của nhân viên trong TDIS rất lớn mà lại không kiểm soát được dự án. Do đó, công ty mở rộng chi nhánh sẽ giúp tiết kiệm chi phí công tác của nhân viên mà còn giúp ban giám đốc quản lý hệ thống công ty hiệu quả hơn. Ngoài ra,Có thể nói chính hệ thống chi nhánh rộng khắp đã góp phần xây dựng và củng cố hình ảnh của TDIS với thương hiệu là 1 nhà cung cấp dịch vụ mới trong ngành viễn thông.

* Hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp dù chưa được chú trọng nhưng ít nhiều đã tạo thiện cảm và tăng mức độ nhận biết của khách hàng với công ty. Thông qua hoạt động chào hàng trực tiếp và chào hàng qua điện thoại, các dịch vụ của công ty được các nhà mạng chú ý và quan tâm. Những hoạt động tham gia vào các diễn đàn như ibs.com, vnpro.com đã gián tiếp quảng cáo hình ảnh công ty đến cộng đồng mạng rất hiệu quả. Ngoài ra, các hoạt động như tài trợ, tham gia các hoạt động xã hội đã giúp TDIS củng cố thương hiệu và nâng cao uy tín của công ty trong cộng đồng hơn nữa.

* Hiệu quả của chính sách con người

Công ty TDIS rất chú trọng vào chính sách con người và coi đó là nền tảng cho mọi thành công của công ty. Những chương trình như “ ý tưởng TDIS” hay các hoạt động khen thưởng cho nhân viên đạt thành tích tốt trong công việc đã góp phần củng cố niềm tin yêu của nhân viên với công ty. Đồng thời các bản tin nội bộ TDIS góp phần xây dựng hình ảnh, môi trường của TDIS và sự gắn bó giữa các thành viên trong công ty. Các thành viên trong công ty luôn cố gắng phấn đấu vì mục tiêu, sứ mệnh của công ty. Điều đó đã tạo nên môi trường lành mạnh cho sự phát triển lớn mạnh của công ty.

* Hiệu quả của chính sách dịch vụ khách hàng và quá trình cung cấp dịch vụ.

Hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng của công ty đã giúp công ty quản lý thông tin về khách hàng hiệu quả nhất. Từ đó, công ty đã đưa ra hệ thống dịch vụ phù hợp nhất tới từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, với quá trình cung cấp dịch vụ đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật khắt khe đã tạo niềm tin cho các nhà mạng, các chủ đầu tư bất động sản. Hơn nữa, những chương trình chăm sóc khách hàng lớn như thăm hỏi ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ của công ty cũng giúp công ty gắn kết mối quan hệ với khách hàng hơn nữa.

Như vậy, hoạt động marketing hỗn hợp của công ty TDIS đã đạt được những thành công nhất định. Các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiên, con người, dịch vụ được phối hợp chặt chẽ với nhau. Chính sách sản phẩm nhằm tạo uy tín về sự đa dạng trong hệ thống dịch vụ, chất lượng dich vụ tốt. Chính sách giá nhằm cạnh tranh dịch vụ của công ty với các đối thủ khác. Chính sách phân phối nhằm đưa dịch vụ tiếp cận tới khách hàng thuận lợi nhất. Chính sách xúc tiến hỗn hợp nhằm quảng bá hình

ảnh, thương hiệu của TDIS với công chúng, khách hàng. Chính sách con người nhằm hoàn thiện bộ máy công ty. Chính sách dịch vụ khách hàng nhằm gây dựng mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và công ty. TDIS linh hoạt trong việc tổ chức phối thức marketing, giúp công ty đạt được những mục tiêu hoạt động kinh doanh đã đề ra.

2.3.2. Một số tồn tại và nguyên nhâna. Một số tồn tại a. Một số tồn tại

TDIS là công ty mới ra nhập thị trường, đang từng bước tạo vị thế trên thị trường nên việc thực hiện chính sách marketing hỗn hợp còn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những thiếu xót, cụ thể là:

* Thiếu chiến lược riêng cho từng dịch vụ

Công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả dẫn đến việc chưa xác định rõ ràng về thị trường mục tiêu cũng như chưa xác định được một chiến lược kinh doanh hiệu quả cho riêng từng dịch vụ. Hơn nữa trong công ty, bộ máy tổ chức Marketing lại thiếu chuyên nghiệp, chưa hiểu hết được những nét nổi trội của dịch vụ cung cấp dẫn đến việc chiến lược cho 1 số dịch vụ nằm trong chiến lược chung cho kinh doanh dịch vụ hạ tầng viễn thông của TDIS.

Một nguyên nhân nữa là công ty chưa xác định cho mình được một chiến lược kinh doanh. Cùng vời hạn chế về bộ máy dẫn đến việc phòng kinh doanh hiện tại đảm nhận vai trò đưa ra chiến lược kinh doanh cho dịch vụ chưa đưa ra cho người sử dụng thấy những đặc điểm nổi trội của dịch vụ so với các dịch vụ tương ứng cũng như với dịch vụ của các nhà cung cấp khác.

Sự phản ứng chậm này dẫn tới việc doanh nghiệp không thích ứng kịp với những nhu cầu phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ của khách hàng để từ đó hoàn thiện hơn dịch vụ của mình .

* Chưa có sự đào tạo đồng bộ về con người trong công ty

Khi một dịch vụ được đưa ra trên thị trường, hiệu quả của quá trình Marketing là ở chỗ khách hàng hiểu như thế nào về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp. Muốn làm được điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ nhân viên của doanh nghiệp phải hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp mình cung cấp .

Tuy nhiên , trên thực tế thì để có thể cung cấp các kiến thức cơ bản cho tất cả các nhân viên trong toàn hệ thống về công nghệ hoàn toàn mới cũng như sản phẩm hoàn toàn mới này là điều không dễ dàng. Sở dĩ công ty thành lập với 1 cổ đông là công ty tài chính bưu điện và Công ty TNHH xây dựng và lắp đặt Kinh Đô nên 1 số nhân viên của 2 công ty chuyển sang hoạt động tại TDIS, do vậy nên chưa thống nhất đồng bộ về con

Và như vậy, việc nhân viên có thể giải đáp mọi thắc mắc cho khách hàng về dịch vụ mà mình cung cấp là hoàn toàn khó thực hiện. Điều này dẫn đến hệ quả là các nhà mạng chưa thật tin tưởng vào dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp dẫn tới những đắn đo trong quá trình quyết định mua.

* Chưa chú trọng đến quản lý mối quan hệ khách hàng

Với lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ cung cấp cho khách hàng công nghiệp thì hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, công ty TDIS chưa quan tâm đúng mức tới hoạt động này.Mặc dù hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng đã được thiết lập nhưng chưa chi tiết và rõ ràng. Công ty vẫn còn thụ động khi dựa vào mối quan hệ có sẵn với nhà mạng Vinaphone, Mobifone nên chưa tạo sự quan tâm của các nhà mạng khác. Chủ yếu hoạt động quan hệ khách hàng của TDIS vẫn đơn điệu như gọi điện chăm sóc khách hàng mà chưa có hoạt động tạo sự chú ý với khách hàng. Vì thế, rất nhiều dự án hấp dẫn của Sfone, Beeline, công ty đã không trúng thầu hoặc chỉ nhận được những hạng mục nhỏ trong dự án. Đó là điều đáng tiếc cho TDIS khi mà công ty hoàn toàn có thể tận dụng được nguồn lực của mình để thực hiện tốt hơn hoạt động quan hệ khách hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing hỗn hợp của công ty cổ phần đầu tư và phát triển dịch vụ hạ tầng viễn thông (TDIS) (Trang 59 - 62)