Tình hình và triển vọng phát triển ngành bánh kẹo

Một phần của tài liệu lv THẠC SỸ Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (Trang 27 - 30)

d. Các quyết định về xúc tiến

1.2.1.Tình hình và triển vọng phát triển ngành bánh kẹo

Nếu như hơn 10 năm trước đây, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, thì trong khoảng 7- 8 năm trở lại đây, các thương hiệu bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi, vị thế tại thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Theo ước tính, hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam, ước tính chiếm tới 75-80% thị phần. Nguyên nhân là do

các doanh nghiệp trong nước đã quan tâm đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, đa dạng trong sản phẩm phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam và giá cả thấp hơn so với sản phẩm ngoại nhập. Trong khi đó, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do vốn ít, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về sản phẩm, hiện trên thị trường có rất nhiều chủng loại và nhãn hiệu sản phẩm:

- Bánh mì: Staff, Daisy, Lucky, Scotti, Sandwich, Aloha, Otto, Oba, Breddy, Tyti và các loại bánh mì khác…

- Bánh bông lan: Hura, Salsa, Picpic, Solite, Sophie, Solo, Chocopie, Long- pie, Cupcake …

- Bánh cookies: Danisa, Orirent Tal, Fairy, Lotte pie, Story, Tipo, Ido, Chessman, korento, Good choice, Goodies, P&N, Cristo…

- Bánh cracker: Kfat, Aero, Sunny, Sunshine, Party, AFC, Cosy, Oscar… - Snack: Bimbim, Poca, O’Star, Tunisu, Mimi, Oishi, Kito, Sachi, Tomato,

Huggy, Teppy…

- Kẹo các loại: Suri, chip chip, jelly, Lolipop, Volcano, Juice, Kocochoco, Crundy, Milkandy, Ruby, Kid’s, Milk coul, Twist…

- Mứt tết: Hữu Nghị, Hải Hà, Hanobaco…

- Bánh kem xốp: Kem xốp sữa, WafeR, Taro, Speed, Cam, kem xốp, Minity, Finery, Tyti, Baby, Bánh quế…

- Bánh trung thu: Bánh truyền thống (Bánh nướng, bánh dẻo với các loại nhân trứng, đậu xanh, khoai môn, trà xanh, đậu đỏ, hạt sen…). Bánh hộp cao cấp của Hữu Nghị (bộ sản phẩm Thịnh vượng, May mắn, Hạnh phúc, Đất Việt), Bibica (Dạ nguyệt đoàn viên, Thưởng nguyệt, Đế nguyệt, Minh nguyệt, Phúc nguyệt, Thu nguyệt, Kim nguyệt), Hải Hà (bộ Phú quý, Đặc biệt, Tài lộc, Hưng thịnh, Hạnh phúc, Như ý), Kinh Đô (Trăng vàng Hưng phú, Phú Gia, Vinh hoa, Hồng phúc).

Về nhu cầu, bánh kẹo được phục vụ nhiều nhóm nhu cầu của người dân như ăn hàng ngày, liên hoan, sinh nhật, cưới hỏi, quà biếu, quà tặng, lễ, tết.

Về khách hàng, bánh kẹo là nhóm có đa dạng khách hàng được phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau:

- Theo giới tính: gồm nam và nữ trong đó nữ giới thường sử dụng nhiều bánh kẹo hơn nam giới.

- Theo độ tuổi: gồm trẻ em, người lớn, người già hoặc theo nhóm tuổi: dưới 18, 18-30, 30-50 và trên 50 tuổi. Trong đó, nhóm đối tượng dưới 30 tuổi thường sử dụng nhiều bánh kẹo nhất.

- Theo địa lý: gồm thành thị, nông thôn, đồng bằng, trung du miền núi, trong nước và nước ngoài. Trong đó, thị trường thành phố có mức tiêu thụ bánh kẹo thường cao hơn các nhóm còn lại.

- Theo thu nhập: Thu nhập thấp, trung bình, cao. Đối tượng ở các mức thu nhập khác nhau sẽ lựa chọn chủng loại và nhãn hiệu bánh kẹo khác nhau. Về cạnh tranh, trong ngành bánh kẹo sự cạnh tranh diễn ra thường xuyên và ngày càng quyết liệt giữa các doanh nghiệp sản xuất với nhau: Kinh Đô, Bibica, Hải hà, Hữu Nghị, Orion Vina, Hanobaco, Phạm Nguyên, Tràng An và các cơ sở sản xuất khác…). Sự cạnh tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: Cạnh tranh về khách hàng, thị trường, không gian trưng bày sản phẩm trên quầy kệ tại điểm bán, không gian nơi công cộng để treo băng rôn, biển hiệu…

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực này có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003 đến 2006 tức khoảng 3%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính đạt 7,3-7,5%/năm.Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ đồng, năm 2009 khoảng 7673 tỷ đồng. Sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng trưởng khoảng 6,12% và 10% trong năm 2010-2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ

uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-10% 15.

Một phần của tài liệu lv THẠC SỸ Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (Trang 27 - 30)