Các quyết định về giá

Một phần của tài liệu lv THẠC SỸ Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (Trang 39 - 40)

- Giá cả của mặt hàng bánh kẹo: Đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% 20% 17

1.3.2.Các quyết định về giá

Giá thành sản phẩm bánh kẹo thường được xác định dựa vào công thức sản phẩm (BOM - Bul of Material) và chu trình sản xuất (Routing).

BOM bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và bao bì. BOM cho phép khai báo nhiều tầng theo hình cây. BOM phải được khai báo đến mức chi tiết cuối cùng là các đơn vị nguyên vật liệu đã được khai báo trong phân hệ Kho hoặc các đơn vị lao động đã được khai báo trong phần khai báo của phân hệ sản xuất. Routing bao gồm chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí điện, chi phí dầu ga, và định phí sản xuất (FOH).

Giá thành chuẩn (Stand Cost) được chạy từ đầu tháng trên cơ sở BOM do bộ phận R&D khai báo trên hệ thống. Routing do trưởng ca hoặc quản đốc khai báo (các yếu tố chi phí nhân công, khấu hao, điện, dầu, ga, định phí sản xuất).

* Quy trình các bước ra quyết định về giá và các mức chiết khấu trong công ty.

Quy trình thông thường để xác định giá là xây dựng biểu giá, khung giá dựa trên các chi phí như nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công, nhà xưởng, khấu hao

máy móc, kho bãi, vận chuyển, bán hàng...cộng với mức lợi nhuận kỳ vọng để đưa ra biểu giá và khung giá nhất định. Ví dụ Giá thành sản phẩm bánh mỳ Staff – Hữu Nghị được tính trên căn cứ chi phí nguyên vật liệu đầu vào như bột mì, đường, sữa, ruốc, dầu thực vật và một số phụ gia khác, bao bì...chi phí luơng nhân công sản xuất, luơng cho nhân viên thuộc khối quản lý, khối kinh doanh, khối hỗ trợ văn phòng...; chi phí bán hàng gồm chiết khấu cho đại lý, nhà phân phối, chi phí cho hoạt động xúc tiến (khuyến mại trên kênh, quảng cáo...); chi phí nhà xưởng, khấu hao máy móc, kho bãi.

Quy trình đột xuất để điều chỉnh giá, được thực hiện nhằm ứng phó với những biến động xảy ra trên thị trường như gặp phải sự cạnh tranh trực tiếp từ đối thủ, ngăn chặn hoặc đi trước đối thủ 1 bước, sản phẩm có dấu hiệu chững lại, tồn kho quá nhiều, hạn sử dụng còn ngắn. Các hình thức thường được sử dụng là tăng chiết khấu, giảm giá cho người tiêu dùng. Sản phẩm bánh xốp nhân kem của Hải Hà năm 2009 đã tăng chiết khấu cho khách hàng thêm 5% nhằm chiếm quầy kệ ngăn chặn đối thủ mới sắp tung dòng sản phẩm cạnh tranh. Hữu Nghị phải giảm bán 15% sản phẩm Fairy vì lượng tồn kho lớn sau dịp tết và hạn sử dụng còn ngắn.

Điểm hòa vốn là yếu tố quan trọng để quyết định cho một sản phẩm mới có khả thi hay không.

Hệ số co giãn của cầu giá thể hiện khá rõ rệt. Thông thường trong ngành bánh kẹo khách hàng phản ứng ngay tức khắc với các biến động về giá sản phẩm (tăng giá bán hoặc giảm giá khuyến mại). Tháng 4/2009 khi Bibica tăng giá sản phẩm Biscuits thêm 10%, đã làm giảm sản lượng nhập vào làm cho sản lượng tiêu thụ giảm 20% so với tháng trước đó. Còn Orion khi khuyến mại giảm giá sản phẩm Chocopie 12% cho khách hàng tại BigC tháng 8/2010 sản lượng bán đã tăng lên 30% so với tháng trước.

Giá phân biệt thường áp dụng theo phẩm cấp, chủng loại, hình ảnh sản phẩm. Bánh Trung thu của Hải Hà được định giá theo chất lượng bánh nướng 1 trứng, bánh nướng 2 trứng, sản phẩm bánh nướng, dẻo thông thường phục vụ đại trà và sản phẩm bánh cao cấp Phú quý phục vụ phân khúc quà biếu cao cấp.

Một phần của tài liệu lv THẠC SỸ Đẩy mạnh hoạt động marketing mix tại Công ty Cổ Phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc (Trang 39 - 40)