Địch hại và bệnh:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương (Trang 30 - 32)

M Ở ĐẦU

1.7.Địch hại và bệnh:

1. Tình hình nghiên cứu và nuôi hầu trên thế giớ i:

1.7.Địch hại và bệnh:

Ở giai đoạn còn nhỏ, hầu bị giết bởi nhiều loại địch hại khác nhau: ốc long, cua, ghẹ, một số loại cá,… Nền công nghiệp nuôi hầu tại Mỹ xác định địch hại lớn nhất là các loại động vật thân mền một mảnh vỏ: ốc lông và ốc xoắn. Những loại địch hại này thường dùng răng hàm khoang lỗ hay bào mòn vỏ hầu rồi đưa vòi hút thức ăn vào đó để giết chết hầu nuôi (Menzel và Nichy, 1958). Ngoài ra, ở giai đoạn con giống các loại cua cũng là những địch hại gây tỷ lệ chết rất lớn. Tại vùng biển bờ Đông của nước Mỹ, địch hại chính của nghề ương hầu là các loại cua bùn, cua đá, cua xanh. Chúng dùng những càng khỏe mạnh kẹp nát vỏ những cá thể hầu

còn non và ăn thịt (thậm chí cua lớn có thể ăn thịt những cá thể hầu trưởng thành). Điểm đặc biệt ở đây là những bọn địch hại này cũng là bọn thích nghi rộng với những biến đổi môi trường nên chúng có thể xuất hiện quanh năm (Bisker và Castagna, 1987). Tuy nhiên, địch hại lớn nhất ảnh hưởng đến công nghiệp nuôi hầu

C.angulata tại Đài Loan là bọn giun thẳng ký sinh (flatworms) (Chang, 2009). Nghiên cứu bệnh trên ĐVTM gặp rất nhiều khó khăn do khó phát hiện, chỉ khi bệnh bùng phát mới phát hiện được và rất khó xác định nguyên nhân tử vong là do tác nhân gây bệnh hay do các yếu tố môi trường. Vì vậy, nghiên cứu về bệnh trên ĐVTM nói chung và trên hầu nói riêng còn rất ít. Theo Gosling (2003), các nhóm chính gây bệnh cho các loài hai mảnh vỏ là virus, vi khuẩn, nấm, protozoa, giun sán và các loài giáp xác kí sinh.[9]

Hầu C.virginica bị nhiễm virus Vibrio sp làm cho canxi hóa vỏ không hoàn toàn, vỏ hầu dễ bị vỡ, trở ngại cho chức năng bình thường của bản lề, chức năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, kết quả là 25 – 27% hầu bị chết hoặc sinh trưởng không tốt. Trong khi đó, trực khuẩn Dermocystidum marinus gây bệnh trên hầu:

C.virginica, O.frons, O.equestrisđã được phát hiện ở bang Floria nước Mỹ vào năm 1980, sau này phát hiện them ở Cuba, Venezuela, Mexico, Brazil làm hầu chậm lớn, ngừng sinh trưởng, hạn chế phát triển các tuyến nội tiết và khi gặp điều kiện môi trường bất lợi thì chết rất nhanh.[10]

Nguyên sinh động vật cũng gây hội chứng chết hàng loạt ở hầu nuôi. Ví dụ: Nguyên sinh động vật Marteilia sydneyi gây hội chứng chết hàng loạt vào mùa hè của hầu đá Sydney Saccostrea glomerata ở Úc. Cơ chế là nguyên sinh động vật bám vào và phá hoại tuyến tiêu hóa của hầu, quá trình hình thành tuyến sinh dục giảm và hầu chết hàng loạt. Người nuôi hầu thì không biết cách nào kiềm chế ngoài phương pháp đơn giản là không giữ hầu trong đìa của họ qua mùa hè ẩm ướt.

Tương tự, nguyên sinh động vật M.refringens cũng gây những vấn đề trên hầu

Ostrea edulis ở Pháp và Tây Ban Nha. Trong khi đó Mikrocytos roughleyi lại gây chết hàng loạt ở hầu đá Sydney vào mùa đông (khi mà nồng độ muối tương đối cao 30 – 350/00). M.mackini lại gây chết vào mùa đông trên hầu Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ.[10]

Việc xuất hiện một số bệnh hay triệu chứng chết hàng loạt ở hầu nuôi thường đi kèm với sự biến đổi bất thường của một số yếu tố môi trường như: Nhiệt độ, nồng độ muối, thức ăn…Ví dụ: Triệu chứng chết hàng loạt về mùa đông thường đi kèm với nồng độ muối cao, nhiệt độ thấp. Trong khi đó,triệu chứng chết về mùa hè đi cùng với nồng độ muối giảm, virus gây bệnh cho ấu trùng hầu khi nhiệt độ quá cao, thức ăn thiếu, mật độ ấu trùng cao. Do đó, trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm hầu, việc đảm bảo các yếu tố môi trường tối ưu cho mỗi loài là vô cùng quan trọng, làm cho hầu nuôi khỏe mạnh, sức kháng bệnh tốt, tỷ lệ sống cao. Ngoài ra, chon địa điểm và mùa vụ thả hầu là nhân tố quyết định sự thành công trong nuôi hầu.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương (Trang 30 - 32)