Phương pháp cấy tảo cho hầu giống ăn:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương (Trang 42 - 44)

M Ở ĐẦU

6. Phương pháp cấy tảo cho hầu giống ăn:

6.1. Cấy tảo Isochrysis galbana:

Tảo Isochrysis galbana thuần chủng từ phòng thí nghiệm, được cấy trong các bình thủy tinh có thể tích 2L, 4L, 8L, 12L ở trong nhà nhiệt độ 25 – 300C, chiếu sáng liên tục bằng đèn có công suất 40W, sục khí 24/24. Dụng cụ cấy tảo được vệ sinh kỹ, ngâm chlorine. Nước sử dụng là nước mặn đã được lọc cơ học và được đun sôi để diệt tạp. Khi mật độ đạt 3 – 4.106 tb/mL thì có thể đưa ra nuôi thu sinh khối.

Nuôi thu sinh khối được tiến hành ngoài trời, trong xô nhựa 160L, 220L và được đặt nơi thoáng, không bị rợp bóng. Xô được vệ sinh sạch bằng chlorine và nước

ngọt, nước biển được lọc qua túi lọc và được xử lý chlorine. Xô nuôi tảo được đậy nhựa trong để tránh bụi, sục khí 24/24. Khi đạt mật độ thích hợpthì thu một phần tảo cho hầu ăn, sau đó bổ sung thêm phân và nước để cấy tảo cho ngày hôm sau. Độ mặn (S0/00): 25 – 300/00, nhiệt độ 25 – 300C.

6.2. Cấy hỗn hợp tảo biển:

Hỗn hợp tảo biển được cấy từ nước tự nhiên bơm trực tiếp từ vùng biển Bãi Dương – Nha Trang. Bể cấy tảo có thể tích 1m3, đặt ngoài trời nơi thông thoáng, sục khí 24/24.

Ban đầu, cấp trực tiếp nước biển vào bể 1m3, nước được lọc qua túi lọc để loại bỏ cát. Cấp thêm nước ngọt để pha độ mặn còn 28 – 300/00, sau đó cho môi trường nuôi cấy tảo vào. Ngày hôm sau, lọc hoàn toàn lượng tảo đã cấy được, vệ sinh bể bằng nước ngọt, và cấp nước biển đã qua lọc cơ học pha độ mặn như trên, bón môi trường dinh dưỡng và hỗn hợp tảo lọc được vào cấy lại.

Sau 3 – 4 ngày mật độ tảo phù hợp (màu vàng nâu) thì tiến hành thu tảo. Tảo được lọc qua túi vải, thu 50% cho hầu ăn, vệ sinh bể, cấp nước và môi trường để cấy tảo cho ngày hôm sau.

Bảng 2.1. Môi trường dinh dưỡng dùng nuôi cấy tảo ở Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III.

Hóa chất Nồng độ (ppm)

Tảo Isochrysis galbana Hỗn hợp tảo biển

Đạm ( KNO3) 30 30 – 50

Lân (KH2PO4) 6 2 – 5

FeCl3.6H2O 3 1

Acid citric (C6H8O7.H2O) 10 7

Ure ((NH2)2CO) 10 5

Silicat (Na2SiO2) - 5

7. Phương pháp xác định các chỉ tiêu:

• Hầu giống được đếm bằng phương pháp đếm thủ công

• Kích thước hầu được xác định bằng cách: Chiều cao được tính từ mépvỏ phía mặt bụng đến đỉnh vỏ phía mặt lưng, chiều dài từ mép vỏ mặt sau đến mép vỏ mặt trước. Thời gian xác định kích thước hầu là: 10 ngày/lần.

• Xác định tỷ lệ sống: 1 tháng/lần.

Bảng 2.2. Dụng cụ và thời gian đo các yếu tố môi trường

STT Yếu tố Đơn vị Dụng cụ đo Độ chính xác Thời gian đo 1 Nhiệt độ 0C Nhiệt kế 10C 7 – 8h và 14 – 15h

2 pH Test pH 0,3 7 – 8h và 14 – 15h

3 Độ mặn S0/00 (ppt) Tỷ trọng kế 10/00

4 Chlor dư Test chlor

8. Các công thức tính toán: 8.1. Xác định mật độ tảo:

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ nuôi đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của hầu giống tam bộ Thái Bình Dương (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)