Tính độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu Luận văn: Chế biếnthực phẩm thủy sản tại công ty Đông Phương (Trang 46 - 50)

R N-H

2.5.4Tính độc hại của thuốc bảo vệ thực vật

2.5.4.1 Các loại thuốc trừ sâu Clor hữu cơ :

Diclo-etan :

Đặc tính hóa học : đồng phân đối xứng, công thức hóa học CH2Cl-CH2Cl là chất lỏng không màu , có mùi như Cloroform. Vị hơi ngọt, nặng hơn không khí cho nên khi xông thuốc trừ sâu trong các kho tàng, thuốc nằm ở phía dưới. Nhiệt độ 58 – 60 0C, khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, tan trong dầu mỡ. Đồng phân không đối xứng , CT hóa học CH2Cl2 – CH3 còn gọi là clorua-etylen, là một chất không màu, nhiệt độ sôi 58-600C, khó tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ, có thể dùng gây mê trong Y dược, Diclo-etan dùng để diệt nấm mốc và sâu mọt hại lúa mì, gạo với liều lượng 0.1kg/1m3. Không được còn dư lượng trong lương thực khi đưa ra sử dụng.

Tính chất độc hại : triệu chứng ngộ độc kích thích niêm mạc mắt, đường hô hấp, nhức đầu buồn nôn, bắp thịt co giật, trường hợp nặng tim ngừng đập và chết

Diclo-diphenyl-tricloetan (DDT)

Công thức cấu tạo DDT

DDT có tên hóa học là 2.2 para cloro-phenyl 1.1.1 triclo-etan DDT nguyên chất là một chất đặc kết tinh, không màu thường ở thể bột trắng hoặc váng tùy theo độ tinh khiết . Ở nhiệt độ thường, DDT bốc hơi nhẹ và có mùi đặc biệt. Không tan trong nước và tan trong dung môi hữu cơ và trong dầu hỏa.

Cấu trúc của DDT rất bền vững rất khó phân hủy, nhưng nếu phân hủy ra chất DDD vàDDE cũng là một chất độc. DDT diệt sâu bọ gây hại và diệt cả những loài thiên địch của chúng .

Liều gây chết(mg/kg) 300 300 500 600-700 1000 Dư lượng của DDT trong lương thực, thực phẩm đã được phun DDT 5.5%

Thực phẩm có phun DDT 5.5% Dư lượng DDT (mg/kg)

Táo 0.5-1

Rau xanh 0-14.8

Ngũ cốc 0.7-0.8

Su hào, bắp cải, cà chua, khoai tây, hành lá 3.6

Nếu người ăn loại thực phẩm đã được phun DDT dư lượng như trên kéo dài thì có nguy cơ nhiễm độc mãn tính

Hexa cloroxyclo Hexan (666)

Thuốc 666 cũng là thuốc trừ sâu Clo hữu cơ, là hỗn hợp các đồng phân, dạng bột kết tinh màu trắng có vị đắng, mùi đặc biệt ở nhiệt độ thường bốc hơi nhiều hơn DDT, không tan trong nước tan trong dầu mỡ và dung môi hữu cơ. Thuốc 666 độc hơn DDT nhưng chất chuyển hóa của nó không độc hơn DDD và DDE

Tính độc hại : diệt côn trùng bằng cách tiếp xúc qua da. Gây nhiễm độc cấp tính và mãn tính.

- Nhiễm độc cấp tính : nôn mửa chống mặt nhức đầu.

- Nhiễm độc mãn tính : gây cảm giác ăn không biết ngon, hay mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi. Đau mỏi chân tay, nhức đầu nôn rối loạn chức năng dạ dày, ruột. Bệnh nhân thường tê chân tay, có cảm giác lạnh viêm thần kinh, đôi khi chảy máu mũi. Việt Nam đã cấm sử dụng .

Dieldrin

Công thức cấu tạo: C12H8Cl6O là dẫn xuất Clo của Naphtalen, độc hơn DDT dùng để diệt mũi truyền bệnh sốt rét .

Tính độc hại : nhiễm vào cơ thể qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Gây ngộ độc cấp tính thần kinh bị kích thích, nếu nặng bị thoái hóa thận và gan. Sau khi chất độc vào cơ thể từ 20 phút đến 12h, thấy có hiện tượng buồn nôn chống mặt, mệt nôn mửa, co giật từng cơn. Việt Nam đã cấm sử dụng.

Polychlorocamphenne

Thuốc này còn có tên gọi là Clocamphen, là dẫn xuất Clo của long não. Nhiễm độc qua đường tiếp xúc tiêu hóa và hô hấp . Độc gấp 4 lần DDT và tăng lên gấp bội nếu hòa tan trong dầu mỡ hoặc dung môi hữu cơ. Liều lượng chết người ở người lớn từ 2-7g . Chất này bị cấm sử dụng.

Cloropicrin :

Công thức và cấu tạo hóa học :

Cloropicrin được dùng làm thuốc dự trữ ở các kho tàng. Là một chất lỏng không màu. Nặng hơn không khí, có mùi khích thích đặc biệt làm chảy nước mắt ngạt thở

Tính chất độc hại :ở nồng độ 60mg/m3 không khí đã có mùi kích thích rất mạnh, đặc biệt làm cho chảy nhiều nước mắt chết sau 30 phút. Nồng độ 1.5g/m3 chết trong 15 phút, nồng độ 2g/m3 chết trong 1 phút .Nồng độ cho phép trong không khí là 0.6 mg/m3

.

Triệu chứng ngộ độc : kích thích niêm mạc mắt, đau khó chịu chảy nước mắt, sợ ánh sáng, đường hô hấp bị kích thích, có cảm giác đau tức ngực, ho ngạt thở nôn mửa. Nếu bị nặng thì thở bị đứt quảng môi thâm . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.4.2 Các loại thuốc trừ sâu lân hữu cơ ( Wofatox, Dipterex, Paration, Malation....)

Methyl Parathion Malathion Dipterex

Các loại thuốc trừ sâu lân hữu cơ là những chất độc qua đường tiếp xúc và đường tiêu hóa. Tính độc hại không những do bản thân thuốc trừ sâu mà còn do các chất chuyển hóa của chúng trong cơ thể người và súc vật. Các thuốc trừ sâu lân hữu cơ đều là những chất dễ bay hơi, nhất là khi nhiệt độ cao, nhưng nó không bền vững dể bị phân hủy bởi ánh sáng, ẩm độ nên dể khống chế dư lượng thuốc còn lại trong thực phẩm .

2.5.4.3 Thuốc trừ sâu Carbamate

Là dẫn xuất của acid carbamate, thường ở thể rắn, dể bị phân hủy bởi tác nhân sinh học hay sinh hóa, thường không tồn lưu lâu dài.

2.5.4.4Thuốc trừ sâu có nguồn gốc thiên nhiên :

Thuốc trừ sâu pyrethroid thiên nhiên được tìm thấy trong hoa dầu các cây cúc Chrysanthemum từ đó người ta sản xuất ra thuốc trừ sâu pyrethroid tổng hợp . Pyrethroid là chất rắn ít tan trong nước và là chất độc thần kinh như DDT, chúng có thể kết chặt với các hạt mịn của đất tồn lưu lâu dài. Chúng chủ yếu gây độc tính cấp thời .

2.5.4.5Thuốc trừ cỏ

2.4 D; 2.4.5 T có thể gây nhiễu quá trình truyền mã di truyền ức chế tổng hợp acidamin vòng. Đây là chất cực độc.

2.5.4.6Thuốc trừ chuột (và các loài ngậm nhấm)

Hợp chất Warfarin đã được dùng nhiều năm qua như thuốc trừ ngậm nhấm. Nó là phân tử ưa lipid, ít tan trong nước và tác động như chất đối kháng của vitamin K. Thuốc trừ gậm nhấm thường được trộn vào bã mồi, đặt trong nhà hay ngoài cửa, chúng sẽ được gậm nhấm hoang dã ăn .

2.5.4.7 Thuốc diệt sâu mọt bảo vệ nông sản

Có tên hóa học là metyl Bromide có công thức CH3-Br. Là chất lỏng không màu, nặng hơn không khí(d=1.73) khi xông thuốc vào kho thuốc nằm ở phía dưới, nhiệt độ sôi thấp 4.5oC nên dể bốc hơi. Thuốc ít tan trong nước tan trong dung môi hữu cơ và dầu mỡ .

Tính chất độc hại: Bromua là một chất rất nguy hiểm, lại không có mùi nên người xung quanh không nhận biết dấu hiệu để tránh. Bromua Metyl tác dụng vào hệ thần kinh, nhiễm vào đường hô hấp, qua da. Thuốc rất độc đối với người và súc vật. Nồng độ 35mg/lit kk làm ngưng tiết nước bọt và ngưng thở sau 1 giờ 15 phút, nồng độ 50mg/lit làm chết nay khi hít thở. Brom Metyl dể lẩn vào thức ăn nếu xông thuốc nhiều lần .

Nhôm Phosphure

Là một loại chất độc có tác dụng diệt sâu mọt. Khi nhiễm độc H3P thườmg có hiện tượng đau đầu, choáng váng, nôn nao, đau bụng, đi tiêu chảy, hô hấp khó khăn, phù phổi, run tay chân tim đập nhanh, trường hợp năng hôn mê suy tim rồi chết .

Acid Cianhydric (HCN)

Acid Cianhydric là chất lỏng không màu, có mùi hạnh nhân đắng, nhẹ hơn nước , nhiệt độ sôi thấp, tan trong nước và trong một số dung môi hữu cơ. Dùng để diệt sâu mọt trong kho lương thực, thực phẩm dự trự có hiệu quả, nhưng là chất độc rất nguy hiểm cho người, nên ít được sử dụng . Tính độc hại: với liều lượng rất nhỏ acid xianhydric có tác dụng kích thích đường hô hấp rất mạnh nhưng tác dụng này chỉ tạm thời, với liều lượng cao hơn, acid xianhydric là một chất rất độc rất nguy hiểm nó làm chết người ngay lập tức .

Một phần của tài liệu Luận văn: Chế biếnthực phẩm thủy sản tại công ty Đông Phương (Trang 46 - 50)