Quy chế trả lương của Công ty

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 46 - 54)

II. TẠO ĐỘNG LỰ CỞ CÔNG TY

2.1Quy chế trả lương của Công ty

2. Trả công lao động (quan tâm đến hình thức trả và cách tính lương)

2.1Quy chế trả lương của Công ty

Để trả lương cho người lao động thì Công ty áp dụng hệ thống thang bảng lương do nhà nước ban hành trong NĐ 26/CP ngày 23/5/1993, gồm: bảng lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ, bảng lương công nhân lái xe.

Bảng lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ thừa hành bao gồm 6 ngạch lương là: chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư cao cấp(gồm 4 bậc lương); chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư (gồm 8 bậc lương); chuyên viến chính, kinh tế viên chính( gồm 6 bậc lương); Cán sự, kỹ thuật viên, nhân viên văn thư và nhân viên phục vụ (gồm 12 bậc lương)

2.1.2 Tiền lương tối thiểu

Hiện nay để tính tiền lương cho người lao động, Công ty áp dụng mức tiền lương tối thiểu là 290.000đ theo quy định của nhà nước.

Mức tiền lương tối thiểu của Công ty là 725.000đ được điều chỉnh lên 2,25 lần từ mức tiền lương tối thiểu 290.000đ (nhà nước ban hành năm 2003), theo sự cho phép của Bộ Xây dựng, mức tiền lương này được lấy để tính đơn giá tiền lương. Mức 290000đ dùng để lập kế hoạch quỹ tiền lương, ngày nghỉ lễ, tết, phép, tham quan, nghỉ mát, đóng bảo hiểm cho người lao động.

2.1.3 Các hình thức trả lương

Hiện nay, Công ty áp dụng cách tính lương theo quy định trong NĐ 26/CP ngày 23/5/1993. Công ty áp dụng hai hình thức trả lương là:

- Lương thời gian áp dụng cho khối văn phòng Công ty và tổ văn phòng của các Trung tâm, Xí nghiệp.

- Lương khoán áp dụng với lao động trực tiếp làm việc theo mức giao khoán. Do các Trung tâm, xí nghiệp được phép hạch toán kinh tế nội bộ. Hơn nữa mỗi đơn vị này lại có những đặc điểm khác nhau về sản phẩm cũng như là về lao động vì thế mỗi đơn vị có quy chế khoán nội bộ riêng của mình theo những cách khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải dựa trên quy chế giao khoán nội bộ chung của toàn Công ty.

* Đối với người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm:

Tiền lương của người lao động tham gia trực tiếp vào quá trình tạo ra sản phẩm, tư vấn thiết kế bao gồm có nhiều khâu liên kết, nếu như chia thành nhiều khâu riêng lẻ thì sẽ không có lợi cho việc đảm bảo chất lượng thực hiện. Toàn bộ khối lượng công viêc sẽ được giao khoán cho nhóm thực hiện, tiền lương trả cho nhóm đội sẽ dựa vào kết quả cuối cùng của cả nhóm. Để kích thích các nhân viên trong nhóm làm việc tích cực việc phân phối tiền công giữa các thành viên trong nhóm thường căn cứ vào các yếu tố sau:

- Trình độ của nhân viên (thông qua hệ số lương của mỗi người Hsi của mỗi người)

- Thời gian làm việc thực tế của mỗi người(Tti)

- Mức độ tham gia tích cực, nhiệt tình của người lao động vào kết quả thực hiện công việc của cả nhóm(Ki)

Như vậy, nếu thời gian làm việc quy chuẩn của người lao động đựoc tính theo công thức :

Tci = Hsi * Tti * Ki

Tổng thời gian làm việc quy chuẩn của tất cả người lao động trong nhóm sẽ được tính theo công thức :

Tổng thời gian quy chuẩn= ∑

=

n

1 i

Tci

Trong đó: n – Là số người lao động trong nhóm

Tiền công của mỗi người lao động sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở số tiền khoán chung cho cả nhóm & thời gian làm việc quy chuẩn của mỗi người lao động tính theo công thức:

Wi= Số tiền khoán cho cả nhóm*Tci Tổng thời gian quy chuẩn

Ví du: Bảng thanh toán tiền lương khoán tháng 10 năm 2003 của Xí nghiệp Thiếtkế Thi công nội ngoại thất công trình số 5 Nguyễn Chí Thanh

STT Họ và tên Số ngày công Hệ số lương CB Hệ số Ki Thành tiền 1 2 3 4 5 6=3*4*5*Wi 1 Hồ Chí Quang 23 (2,26+0,4) 1,4 2.469.560 2 Hồ Văn Khang 19 1,78 1,2 1.217.520 3 Nguyễn Tiến Dũng 23 1,78 1,3 1.596.660 4 Nguyễn Quốc Thịnh 23 1,78 1,3 1.596.660 5 Trần Tuấn Hùng 22,5 1,78 1,4 1.682.100 6 Vũ Thuý Quỳnh 23 1,78 1,3 1.596.660 7 Nguyễn Chí Công 19 1,78 1,2 1.217.520

8 Nguyễn Minh Tuấn 20,5 1,51 1,0 928.650

9 Lê Xuân Hoà 23 1,51 1,2 1.250.280

10 Đào Mạnh Hùng 20 2,5 1,0 1.500.000

11 Lý Xuân Trung 23 1,51 1,1 1.146.090 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 Phạm Linh Huyền 22 1,51 1,0 996.600

(Wi=30.000đ)

Wi= Số tiền khoán cho cả nhóm *Tci Tổng thời gian quy chuẩn

Ngoài ra còn có lương theo cấp bậc công việc và tiền ăn ca

Ví dụ : Cán bộ Trần Tuấn Hùng tiền lương bao gồm có:

Lương cấp bậc = 290.000*1,78 = 516.200đ

Tiền lương khoán = 1.682.100đ

Tiền ăn ca : 290.000đ

Cách tính lương cho người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm là tương đối chính xác, công bằng. Thực chất của phương pháp này là đánh giá thái độ lao động, trình độ lành nghề của người lao động. Trình độ lành nghề của người lao động có trình độ cao phải phản ánh một cách thực chất thông qua những công việc có cấp bậc tương ứng và chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Người lao động làm bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu tránh tình trạng chia đều không làm cũng được hưởng. Có như vậy, người lao động mới cảm thấy thoải mái, họ làm nhiều thì được hưởng nhiều còn làm ít thì hưởng ít, qua đó tạo động lực cho người lao động để họ cố nâng cao trình độ cũng như năng lực của mình để có thể hoàn thành

tốt công việc được giao. Cách tính lương khoán này của Công ty có khác so với quy định của nhà nước ở chỗ lương của người lao động lúc nào cũng có 1 phần lương cơ bản để đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, còn ngoài ra phần đó thì người lao động tham gia vào công trình nào thì sẽ có lương khoán của công trình đó, chính bởi vậy mà Công ty gọi phần lương này là lương năng suất. Cách tính như vậy cũng phần nào làm cho người lao động yên tâm công tác. Tuy nhiên cách tính lương này còn có hạn chế ở chỗ hệ số “Ki” là mức độ tham gia tích cực, nhiệt tình của người lao động vào kết quả thực hiện công việc của cả nhóm do trưởng phòng đánh giá vì thế ít nhiều nó cũng bị ảnh hưởng của yếu tố chủ quan của người đánh gía, đồng thời các tiêu chí đưa ra để đánh giá như thế nào là tham gia tích cực nhiệt tình thì còn chung chung chưa rõ ràng cụ thể.

* Tiền lương của bộ phận văn phòng Công ty

Tiền lương của cán bộ công nhân viên văn phòng Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng. Theo quy chế tạm thời về phân phối thu nhập của CBCNV văn phòng thì dựa trên nguyên tắc chung là phân công nhiệm vụ hợp lý tạo điều kiện để nhân viên khối văn phòng có việc làm phù hợp với yêu cầu của đơn vị và ngành nghề được đào tạo.

Đối tượng áp dụng là : tất cả CBCNV khối văn phòng Công ty (kể cả cán bộ nghỉ phép, đi học < 1 tháng do đơn vị trả lương)

Những cán bộ công nhân viên hợp đồng < 3 tháng, hợp đồng thời vụ, hợp đồng theo công việc, hợp đồng chuyên gia, và những cán bộ nghỉ việc riêng, nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội không thuộc đối tượng áp dụng của quy chế này.

Hệ số phân phối tiền lương năng suất: Căn cứ để xác định hệ số là chức danh công việc thực tế trong quản lý phục vụ và thâm niên công tác của từng người đảm nhiệm chức danh đó, gồm các chức danh và tương ứng với hệ số sau :

Bảng 10 : Hệ số phân phối tiền lương năng suất (Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính) STT Chức danh Hệ số 1 Giám đốc Công ty 5 2 Phó GĐ 4 3 Kế toán trưởng 3,8 4 Trưởng phòng 3,2 5 Phó phòng, Trợ lý GĐ& PGĐ 3 6 Chuyên viên chính, CV chủ trì 2,5-2,8

7 Chuyên viên, kỹ sư thực hiện, thư ký có trình độ đại học 1,7-2,4

8 Kỹ sư tập sự 1,4-1,6

9 Trung học làm theo chức danh công việc 1,4-1,8

10 Lái xe 1,3-1,6

11 Thủ quỹ 1,3

12 Văn thư, văn phòng 1

Công thức tính lương năng suất :

Wi= Hệ số * Suất lương năng suất

Ngày công * Số giờ công một ngày

Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn thu, ngày công theo kế hoạch quý, năm Giám đốc Công ty quyết định lương năng suất và điều chỉnh khoản thu nhập này hàng tháng để đảm bảo mức thu nhập tương đối ổn định có cân đối chung của toàn đơn vị.

Ví dụ : Cách tính lương của bộ phận gián tiếp. Tuỳ thuộc vào doanh thu hàng tháng của Công ty:

Tháng 10/2003, doanh thu của Công ty tại trụ sở chính 37 Lê Đại Hành, Hà Nội là 1.704.200.000đ thì theo quy chế khoán của công ty thì bộ phận gián tiếp được 8% của doanh thu đó để trả lương cho người lao động thì quỹ lương của bộ phận gián tiếp là = 1.704.200.000 * 8% = 136.336.000đ, trích 20% của quỹ lương vào quỹ khen thưởng = 136.336.000 * 0,2 = 27.267.200đ, trích 10% nộp bảo hiểm

= 136.336.000 * 0,1 = 13.633.600đ còn lại dùng để tính lương và trả cho người lao động = 95.435.200đ

Số tiền này được trừ đi lương cấp bậc và ăn ca: Bộ phận gián tiếp gồm có 26 người: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lương cấp bậc là:

290.000*((6,03+0,5)+(5,26+0,4)*3+(3,48+0,4)*3+(3,48+0,3)+(3,35+0,4)+1,27*2 +2,91+1,7*2+2,16+2,26*9+3,48+1,78)) = 21.819.600đ

Tiền ăn ca là : 1 tháng người lao động được trả 290.000 tiền ăn giữa ca Vậy số tiền ăn ca là : 290.000 * 26 = 7.540.000đ

Số tiền còn lại sau khi đã trừ đi tiền ăn ca và tiền lương cấp bậc là :

66.075.600đ sẽ được phân chia theo trách nhiệm (dựa vào vị trí thực hiện công việc) chia thành suất lương năng suất là:

66.075.600 / (22 ngày công * 8h làm việc ) = 66.075.600 / 176 = 375.429đ

Theo cách tính như trên thì lương của trưởng phòng nhân sự Trần Phan Thị Hà sẽ được tính như sau:

Lương cấp bậc :

= 290.000 * ( hệ số cấp bậc + phụ cấp) = 290.000(3,35+0,4) = 1.087.500đ

Lương năng suất

= Hệ số lương năng suất * Suất lương năng suất = 3,2 * 375.429 = 1.201.372đ

Tiền ăn ca

= 290.000đ/ tháng

Tổng lương là : 1.087.500đ + 1.201.372đ + 290.000đ = 2.578.872đ

Tiền lương của khối gián tiếp phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu của Công ty hàng tháng chính vì thế mà nó có sự biến động và không đồng đều giữa các tháng, có những tháng doanh thu rất cao, nhưng lại có những tháng lại thấp hơn. Vì thế mà cần phải điều chỉnh cho phù hợp, tháng nào mà cao quá thì có thể trích một phần vào quỹ dự phòng để trong trích ra sử dụng trong những tháng thấp hơn.

Ngoài ra, do đặc điểm của Công ty là một Công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng chính vì thế mà đòi hỏi rất nhiêù chất xám trong quá trình thực hiện công việc đặc biệt là những công trình trọng điểm, có số vốn đầu tư lớn, mặt khác cán bộ công nhân viên Công ty đa số là còn rất trẻ vì thế mà kinh nghiệm trong việc Tư vấn thiết kế còn nhiều hạn chế, vì thế mà để cho công việc diễn ra suôn sẻ và đúng tiến độ thì Công ty đã làm hợp đồng chuyên gia với một số chuyên gia cấp cao đặc biệt là những người đã về hưu, tham gia cố vấn cho việc thực hiện công việc. Quỹ lương ngoài việc chi trả cho cán bộ công nhân viên khối trực tiếp, gián tiếp ra thì còn chi trả cho các chuyên gia cấp cao đó(trích theo % giá trị công trình).

Có thể ví dụ như sau: Cách tính lương chuyên gia cho bác Nguyễn Văn Huân, 1 tháng như sau:

Lương cơ bản là = 290.000 * Hệ số cấp bậc công việc(5,44) =1.577.600đ

Lương chuyên gia ký theo hợp đồng là = 2.500.000đ/ 1 tháng

Bảo hiểm xã hội trực tiếp trả 30% lương cơ bản = 30%*290.000=473.280đ

Lương 1 tháng là : 4.550.880đ

Thực chất thì lương chuyên gia là lương khoán trọn gói, trong lúc ký kết hợp đồng thì gói gọn là 5.000.000đ/ người/ tháng. Nhưng ở đây chia ra như vậy để người lao động cảm thấy rõ ràng, chính vì thế làm việc cũng thoải mái hơn.

Đối với người lao động thuộc khối văn phòng, nếu có tham gia vào dự án nào với tư cách là chuyên gia, chủ nhiệm dự án, giám đốc dự án thì sẽ được hưởng thêm lương của dự án đó theo như cách tính lương khoán đã nêu trên.

Cách tính lương của Công ty đã đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động và gắn với kết quả sản xuất kinh doanh. Đây là nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương xuất phát từ nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương. Tiền lương, thu nhập của người lao động trong Công ty đã thể hiện xu thế tăng lên

theo KQSXKD. Mối liên hệ đó có được một phần quan trọng là nhờ Công ty đã có một hệ thống trả lương hợp lý, có phụ thuộc chặt chẽ vào KQSXKD là lương khoán. Quỹ lương cũng tính theo % doanh thu thực hiện. Ngoài việc trả lương hàng tháng thì cuối năm trên cơ sở phân phối lại giữa doanh thu và tổng quỹ lương thì phần tiết kiệm được sẽ phân phối cho mọi người dưới hình thức tiền thưởng. Nhờ có những điều trên mà người lao động cảm thấy yên tâm và mong muốn làm việc. Tuy nhiên nhược điểm của nó là nhiều khi mang tính chất bình quân, vì Công ty chưa có một hệ thống đánh giá các chỉ tiêu về sự hoàn thành công việc một cách cụ thể rõ ràng. Do vậy mà tiền lương của mỗi cán bộ công nhân viên không có sự biến động cho lắm, tương đối ổn định qua các tháng.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 46 - 54)