Đánh giá tạo động lực lao động từ công tác tiền lương

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 54 - 58)

II. TẠO ĐỘNG LỰ CỞ CÔNG TY

2.2.Đánh giá tạo động lực lao động từ công tác tiền lương

2. Trả công lao động (quan tâm đến hình thức trả và cách tính lương)

2.2.Đánh giá tạo động lực lao động từ công tác tiền lương

2.2.1 Mức độ đảm bảo cuộc sống của tiền lương

Tiền lương có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi người lao động nghĩa là tiền lương phải đảm bảo nuôi sống người lao động, gia đình họ phải có phần tích luỹ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì thế nào là đảm bảo đời sống kinh tế của người lao động. Một trong những cách để đánh giá là xem xét đến mức chi tiêu bình quân hộ gia đình và bình quân cá nhân tính chung cho toàn xã hội

Bảng 11: Mức sống xã hội khu vực Hà Nội năm 2001

Chỉ tiêu Số tiền (đ)

Chi tiêu bình quân hộ /tháng 2.918.000

Chi tiêu bình quân hộ công nhân 2.710.000 Thu nhập trung bình tháng 1 người lao động 1.800.000

(Nguồn: Số liệu điều tra ĐHKTQ)

Chi tiêu gia đình bao gồm rất nhiều khoản như lương thực, thực phẩm, nhà ở, đồ dùng gia đình, may mặc, giáo dục, điện, nước, điện thoại, vui chơi giải trí… Như vậy chi tiêu đời sống chỉ là một bộ phận trong tổng chi tiêu của gia đình.

Theo điều tra dân số thì hiện nay ở thành thị quy mô gia đình bình quân có 4 người. Từ các số liệu trên ta có thể thấy được là:

- Mức độ đảm đương chi tiêu hộ gia đình của một lao động là 1.459.000đ - Mức đảm đương chi tiêu hộ gia đình công nhân của một lao động là 1.355.000đ

Mức lương bình quân một lao động năm 2001 của CDC là 1.800.000đ, cao hơn so với tổng thu nhập trung bình tháng / 1 lao động theo số liệu biểu trên và đáp ứng cho các chi tiêu bình quân cho hộ gia đình.

Nếu tính chung toàn bộ thu nhập ( bao gồm cả thưởng, phụ cấp, phúc lợi thì con số này sẽ lớn hơn tương đối nhiều. Bởi vậy thù lao( bằng tiền) không chỉ dừng lại ở tái sản xuất sức lao động mà còn tạo điều kiện cho người lao động và gia đình có điều kiện tích luỹ.

2.2.2 Tính công bằng trong trả lương

Tính công bằng trong trả lương được thể hiện ở công bằng nội bộ và công bằng bên ngoài. Công bằng nội bộ là sự cân bằng giữa các bộ phận phòng ban, giữa người lao động với nhau và dựa trên công sức của người lao động bỏ ra. Không có chỉ tiêu rõ ràng để so sánh nhưng người lao động luôn có xu hướng so sánh mức lương của mình với người khác.

Mỗi công ty không phải là một hòn đảo, nó nằm ở vị thế cạnh tranh gay gắt, mức lương thể hiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường lao động, cao hay là thấp hơn so với mức lương hiện hành.

Công bằng so với bên ngoài:

Bảng 12 : So sánh tiền lương và thu nhập bình quân của CTy so với các DNNN

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001

Thu nhập bq của Công ty(đ) 2.100.000 2.550.000

Tiền lương bq trong DNNN(đ) 856.000 932.000

Thu nhập bq trong DNNN(đ) 1.251.000 1.441.000

% So sánh tiền lương bq(%) 175,2 193.1

% So sánh thu nhập(%) 137,8 176.9

So với tiền lương bình quân của các doanh nghiệp nhà nước thì tiền lương bình quân trong công ty khá cao, đạt mức trên trung bình, cao như vậy thì cũng là hợp lý bởi vì CDC hoạt động trong lĩnh vực đặc thù là Tư vấn thiết kế xây dựng, mà trong những năm gần đây theo chiến lược của Đảng và nhà nước là : “ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” do vậy đầu tư xây dựng cơ bản đang phát triển, nhu cầu về nhà ở cho người lao động đặc biệt là ở các thành phố lớn đang là một vấn đề được nhà nước cũng như nhân dân quan tâm. Hơn nữa, Công ty là một trong những Công ty có uy tín trong lĩnh vực này, bởi vậy được nhiều chủ đầu tư tín nhiệm và giao cho việc thiết kế, giám sát, hoặc là lập hồ sơ …Doanh thu qua các năm đều tăng, công ăn việc làm cho người lao động ổn định, tiền lương cũng tương đối cao.

So với tiền lương trung bình của ngành Xây dựng, năm 2000 tiền lương bình quân của ngành Xây dựng là 787.710đ ( Nguồn: Số liệu tính toán trên cơ sở niên giám thống kê, báo cáo hàng năm ngành Xây dựng và báo cáo hội nghị ngành Xây dựng các nước Châu Á tổ chức tại Ấn Độ (2001) và Trung Quốc(2002)), tiền lương bình quân của Công ty là 1.500.000đ cao gần gấp đôi so với tiền lương bình quân của ngành, tiền lương cao như vậy là do Công ty ít bị gặp phải dự án chịu rủi ro cao, được các nhà thầu thanh toán tương đối sòng phẳng và nhanh chóng, vì vậy có tiền để trả lương cho người lao động.

Về công bằng nội bộ: Hệ thống lương của Công ty tương đối rõ ràng cụ thể, đối với người lao động trực tiếp thì áp dụng chế độ lương khoán, đối với người lao động gián tiếp thì áp dụng lương thời gian…tuy nhiên lại không có chỉ tiêu cụ thể để so sánh, nhưng theo khảo sát ý kiến của người lao động thì 68.9% người lao

động trả lời tiền lương tương xứng với công sức mà họ bỏ ra, còn lại là 31.1% số nhân viên trả lời cho rằng mức lương như vậy là thấp. Như vậy phần lớn người lao động cảm thấy hài lòng với mức lương mà mình nhận được so với công sức mà họ bỏ ra, và ở đây đã có sự so sánh giữa những người lao động với nhau về công sức và thành quả mà họ đạt được

Tuy nhiên, Công ty có quy chế giao khoán nội bộ, căn cứ vào đó để xác định, ví dụ như một công trình nhà cao tầng thì 42% tổng vốn đầu tư được dùng làm chi phí dùng để trả lương nhân công trong đó chia ra các bộ môn:

Hạng mục Kiến trúc Điện Cấp thoát nước Dự toán Kết cấu Tổng cộng

Nhà dân dụng 48.00% 7.00% 7.00% 8.00% 30.00% 100% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giữa kết cấu và kiến trúc có còn cách nhau khá xa, đối với các công trình nhà dân dụng( trong đó có công trình nhà cao tầng ). Đối với nhà cao tầng do đặc thù của kết cấu nhà cao tầng rất phức tạp từ phần móng cho đến phần thân nhà. Chẳng hạn khi kiến trúc tăng thêm một tầng, hoặc một hạng mục nào đó thì kết cấu phải tính toán lại hết rất phức tạp từ phần móng trở lên trong khi đó bộ môn kiến trúc chỉ cấn copy lại một bộ và thêm bản vẽ trên mặt cắt, đứng, bằng. Hơn nữa, kết cấu còn phải chịu trách nhiệm về tính an toàn và bền vững của công trình. So sánh với số liệu khoán của văn phòng Tư vấn trường đại học Kiến trúc, Hà nội thì tỷ lệ phân chia giữa các bộ môn được chia như sau:

Hạng mục Kiến trúc Điện Cấp thoát nước Dự toán Kết cấu Tổng cộng

Nhà dân dụng 30% 13% 7% 8% 40% 100%

Qua số liệu trên chúng ta có thể thấy rằng có sự chênh lệch quá lớn, đành rằng do Công ty là một Công ty Tư vấn Thiết kế chính vì thế mà bộ phận thiết kế được ưu ái hơn nhưng cũng không nên có sự chênh lệch quá xa như vậy, người lao động làm việc ở bộ phận kết cấu phải làm việc hết sức mệt mỏi nhưng đồng lương nhận được lại quá ít ỏi, chính vì thế mà hiện nay xảy ra tình trạng có một số cán bộ lành nghề lại chuyến sang công ty khác, có người lại mong muốn chuyển sang

bộ môn khác…Chính vì thế mà Công ty cần phải xem xét lại quy chế khoán giữa các bộ môn đặc biệt là đối với các công trình nhà dân dụng để người lao động có thể được hưởng lương dựa trên thành quả công tác của mình và giúp cho họ yên tâm công tác yên tâm công tác.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng trực thuộc Bộ Xây dựng (Trang 54 - 58)