So sánh các hình thức đầu tư vàng

Một phần của tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf (Trang 37)

Bảng 2: Mua bán giao ngay Kỳ hạn vàng Quyền chọn vàng Đầu tư vàng ký quỹ

Vốn đầu tư 100% Ký quỹ 5%-

10%

Trả phí quyền

chọn (1%-3%) Ký quỹ 7%

Đòn bẩy của

sử dụng vốn Thấp Cao Cao Cao

Tương quan lãi-lỗ Lãi lỗ vô hạn Lãi lỗ vô hạn Lãi vô hạn, lỗ tối đa phí quyền

chọn Lãi lỗ vô hạn Tính chủ động về giá, tất toán trạng thái Phụ thuộc giá niêm yết, chủ động thời điểm đóng trạng thái Phụ thuộc tỷ giá kỳ hạn, bị giới hạn thời hạn HĐ Mức phí là khác nhau khi lựa chọn

giá thực hiện, bị giới hạn thời hạn HĐ Tự đưa ra giá đặt lệnh, chủ động thời điểm đóng trạng thái

2.1.8 Rủi ro trên sàn giao dịch vàng

2.1.8.1 Rủi ro thị trường

Khi tham gia vào bất kỳ một ngành nghề kinh doanh nào, và tạo ra một sản phẩm nào để cung cấp cho khách hàng chắc chắn ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro thị trường, một rủi ro mà tác động lên tổng thể. Đặt biệt là vàng trong thời gian gần đây có mức độ biến động cao với nhiều yếu tố tác động như nền kinh tế Mỹ đang trong mức độ suy thoái cao, thị trường nhà đất khủng hoảng càng trầm trọng, giá dầu tăng giảm liên tục nhưng nhìn chung là tăng cao, lạm phát cao trên toàn cầu … những yếu tố bất ổn từ thị trường sẽ là

những nhân tố làm cho quá trình đầu tư, kinh doanh của nhà đầu tư gặp một mức độ rủi ro thị trường.

2.1.8.2 Rủi ro đối với ACB – Nhà tổ chức và nhà quản lý Sàn giao dịch vàng

Rủi ro tín dụng

Khi cung cấp sản phẩm đầu tư vàng tại ACB, cho nhà đầu tư ngân hàng đã cấp cho khách hàng nhiều ích lợi mà từ trước đến giờ hiếm thấy, như là cho khách hàng vay vàng hoặc tiền tương đương tới 93% giá trị giao dịch, điều này gây ra cho ACB một rủi ro tín dụng, tuy nhiên ACB cũng đã có chiến lược hạn chế rủi ro này cho chính mình bằng cách tất toán hợp đồng của khách hàng với một tỷ lệ xử lý là 4%. Nhưng trong một số trường hợp nếu giá vàng biến động quá mạnh và làm cho tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư âm, thì ACB tiến hành truy đòi, nhưng việc thu hồi nợ đó là một điều không dễ nếu điều đó xảy ra vì số lượng khách hàng rất đông và rộng nên ACB không thể quản lý đầy đủ thông tin về khách hàng.

Rủi ro thanh khoản về vàng

Khi có quá nhiều nhà đầu tư tham gia cùng mua hay bán, và họ rút vàng ra trong tài khoản, nếu như có quá nhiều nhà đầu tư rút ra thì ngân khố vàng ACB sẽ cạn kiệt hay ngược lại họ sẽ bán ào ạt và dư vàng, vàng sẽ mất tính thanh khoản cao của chính nó là dễ dàng trao đổi và mua bán.

Rủi ro về uy tín và thương hiệu ACB

Với tư cách là đơn vị khởi xướng và đại diện cho các thành viên tổ chức và quản lý Sàn giao dịch vàng Sài Gòn, đồng nghĩa với việc ACB sẽ là đơn vị trực tiếp giải quyết những thắc mắc, bức xúc, kiến nghị của các thành viên lẫn nhà đầu tư, do đó việc đứng ra chịu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra phần nào đã làm ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của ACB. Việc các nhà đầu tư liên tục khiếu nại đến các lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, cũng như tập trung về các địa điểm giao dịch để bày tỏ bức xúc vô tình làm cho bộ mặt ngân hàng không được đẹp trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, đóng vai trò là đơn vị vừa quản lý vừa là thành viên có quyền tham gia kinh doanh vàng cho chính mình cùng với các nhà đầu tư, ACB luôn phải đối diện với sự nghi ngờ tính minh bạch trong hoạt động cũng như sự tin tưởng của nhà đầu tư đã bắt đầu giảm sút, nguy cơ các nhà đầu tư

rút khỏi sàn giao dịch vàng là rất lớn trong khi các đơn vị khác đang có kế hoạch thành lập những sàn giao dịch vàng mới sẽ là đối thủ cạnh tranh trong tương lai của ACB.

2.1.8.3 Rủi ro đối với nhà đầu tư

Thời gian gần đây, khi thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, giá vàng biến động liên tục, nhiều nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng kinh doanh tham gia đầu tư vàng qua sàn giao dịch. Tuy nhiên, bất kỳ kênh đầu tư hấp dẫn nào với lợi nhuận càng cao thì đi đôi với nó luôn là những rủi ro tiềm ẩn rất lớn. Những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến giao dịch mua bán vàng trong thời gian qua mà các nhà đầu tư phải đối mặt đã phần nào làm cho họ không những không thu được lợi nhuận cao như mong đợi mà thậm chí còn dẫn đến thua lỗ. Vậy, đâu là những rủi ro tiềm ẩn mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng?

Sự biến động không ngừng của giá vàng

Giá vàng Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của giá vàng thế giới, có thể tăng hoặc giảm mạnh do nhiều yếu tố khác nhau như cung cầu, giá dầu, giá USD, tình hình nền kinh tế Mỹ… Giá vàng thế giới và trong nước thời gian qua liên tục biến động là một minh chứng cụ thể. Các nhà đầu tư nếu không chuyên nghiệp thì thua lỗ là điều đương nhiên. Mặt khác, trên thế giới, hoạt động kinh doanh vàng chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp, họ là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nếu đồng USD rớt giá, họ dùng vàng giao dịch trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Trong khi đó, ở Việt Nam lại đang có một lượng vàng lớn tích trữ trong dân, người dân tích trữ vàng nhằm hai mục đích: chờ giá lên rồi bán ra kiếm lời, hoặc là mua vàng để đó thay vì đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác. Điều này làm cho giá vàng Việt Nam đang có dấu hiệu bị làm giá khi giá vàng trong nước đã cao hơn giá vàng trong nước. Khi tham gia giao dịch trên sàn giao dịch vàng, do đặc điểm của hình thức đầu tư này là các nhà đầu tư chỉ thực hiện ký quỹ 7%, do đó vốn tự có của nhà đầu tư có thể chỉ chiếm một phần nhỏ so với giá trị giao dịch của họ và họ có thể vay vốn để thực hiện các giao dịch lớn hơn rất nhiều so với vốn tự có. Do đó, khi biến động của thị trường khiến giá vàng tăng hay giảm ngược với kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ dẫn đến tình huống thành viên tại sàn giao dịch vàng mà nhà đầu tư thực hiện giao dịch phải xử lý số vàng của nhà đầu tư để thu hồi nợ. Bên cạnh đó, nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro hơn khi họ có thể thua lỗ số vàng lớn hơn nhiều so với mức thua lỗ nếu bị xử lý ngay khi giá vàng giảm đến mức giá xử lý do thành viên tại sàn có quyền

nhưng không có nghĩa vụ phải xử lý ngay số vàng của nhà đầu tư khi giá vàng giảm đến mức xử lý. Giám đốc một quỹ đầu tư nước ngoài cho biết chính biên độ dao động tăng , giảm quá nhanh của giá vàng thế giới là con dao hai lưỡi đối với nhà đầu tư vàng ở Việt Nam. Một mặt, các nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận cao nếu có chiến lược đầu tư phù hợp, nhưng mặt khác, đối với một số nhà đầu tư theo kiểu “lướt sóng”, khi đặt lệnh tại sàn mà giữ lệnh để qua đêm thì nguy cơ thua lỗ vì biến động giá là rất cao.

Ngoài ra, tâm lý sợ thua lỗ của một số nhà đầu tư trong nước cũng đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến chiến lược đầu tư của họ. Lấy ví dụ thực tế trên sàn giao dịch trong thời gian vừa qua, dễ dàng nhận thấy hầu hết các nhà đầu tư càng thua lại càng cố “gỡ gạc” nhưng điều đó chỉ làm cho họ thua lỗ nhiều hơn. Như trường hợp của một nhà đầu tư, trong một tuần đầu tham gia sàn giao dịch, mỗi ngày chị kiếm được trên dưới 3.000.000 đồng. Đến khi giá vàng biến động, chị đánh giá xuống mà giá vàng lại tăng lên. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai chị vẫn bình thản chờ đợi nuôi hy vọng giá vàng giảm, nhưng đến ngày thứ ba giá vàng tăng mạnh như vũ bão, tình hình trở nên tệ hơn, thấy hết đường gỡ chị quyết định đóng tài khoản với một khoản lỗ lên đến 800.000.000 đồng. Thực tế đã cho thấy, khi quyết định tham gia giao dịch, các nhà đầu tư phải trang bị cho mình sự hiểu biết, nắm bắt thông tin thật đầy đủ để có thể dự đoán phần nào xu hướng biến động của giá vàng từ đó hạn chế được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Rủi ro từ hệ thống giao dịch

Thực chất rủi ro này không xảy ra thường xuyên nhưng lại rất dễ dẫn đến thua lỗ cho nhà đầu tư khi có sự cố trục trặc xảy ra. Mặc dù đơn vị quản lý luôn cố gắng duy trì tốt nhất hệ thống giao dịch về công nghệ thông tin, năng lực và số lượng nhân sự…nhưng vì khi giao dịch trên một hệ thống công nghệ thông tin có thể gặp một số rủi ro như khả năg hỏng hóc của mạng điện tử, thiết bị, lỗi phần cứng, phần mềm của hệ thống trong quá trình vận hành dẫn đến lệnh giao dịch của nhà đầu tư không thể nhập được vào hệ thống hoặc lệnh giao dịch đã nhập vào hệ thống nhưng không thể xử lý, không thể khớp lệnh. Điển hình trong thời gian vừa qua, đã hai lần Sàn giao dịch vàng Sài Gòn gặp sự cố, khi đó các nhà đầu tư đã rất bức xúc khi trong khoảng thời gian giá vàng thế giới biến động mạnh thì do khối lượng nhập lệnh quá lớn và liên tục đã dẫn đến tình trạng mạng giao dịch bị treo nên các nhà đầu tư không thể thực hiện được lệnh của mình dẫn đến thua lỗ khá lớn. Ngoài ra, tại thời điểm mà số lượng giao dịch của nhà đầu tư quá nhiều, nhân

viên nhập lệnh không thể nhập kịp hết tất cả các lệnh giao dịch của tất cả các nhà đầu tư cùng một lúc dẫn đến trường hợp có lệnh giao dịch của nhà đầu tư không được nhập vào hệ thống hoặc được nhập vào hệ thống không đúng thời điểm mong đợi của nhà đầu tư.

Rủi ro từ tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ xử lý, lãi suất, phí

Đây là rủi ro xuất phát từ sự quản lý của nhà tổ chức. Với hình thức ký quỹ 7%, nhà đầu tư sẽ được các thành viên cho vay 93% còn lại trong tổng số tiền đầu tư, vì vậy, việc nhà đầu tư phải chịu lãi suất trên khoản vay đó là điều tất yếu. Ngoài ra, đơn vị quản lý còn có toàn quyền thay đổi tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ xử lý, lãi suất, phí do đó nhà đầu tư phải thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin tại các điểm nhận lệnh giao dịch để nắm rõ các mức lãi suất, phí phải trả cho các giao dịch vì những khoản này ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần của nhà đầu tư.

Rủi ro về thời gian giao dịch

Theo quy định riêng của Sàn giao dịch vàng thì thời gian giao dịch chỉ hạn chế trong một khoảng thời gian nhất định, trong khi giá vàng thế giới lại biến động suốt 24 giờ trong ngày có thể tác động đến giá vàng Việt Nam. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ có thể đặt lệnh mua bán trong giờ giao dịch của sàn do đó khi giá vàng biến động ngoài giờ giao dịch của sàn, nhà đầu tư không thể đặt lệnh giao dịch để xử lý tài khoản của mình nhằm hạn chế mức thua lỗ. Thêm vào đó, trong thời gian nghỉ giữa phiên giao dịch, nếu lệnh của nhà đầu tư đã nhập vào hệ thống, đang trong trạng thái chờ giao dịch và nhà đầu tư không đặt lệnh hủy lệnh giao dịch trước đó kịp thời thì khi giao dịch trở lại lệnh giao dịch trước đó có thể khớp ngược lại kỳ vọng của nhà đầu tư và nhà đầu tư có thể thua lỗ trong trường hợp này.

2.2 SÀN GIAO DỊCH VÀNG SÀI GÒN – NHÌN LẠI SAU MỘT NĂM ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG

2.2.1 Bước khởi đầu thành công

Sàn giao dịch vàng Sài Gòn ngay từ lúc ban đầu xây dựng với mục đích tạo ra một sân chơi cho những người muốn bảo hiểm rủi ro hoặc tìm chênh lệch giá vàng. Ở đó, nhà đầu tư đến để mua bán vàng hằng ngày. Họ tự quyết định giá cả, tận dụng từng giây phút biến động của thị trường vàng để tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Một tiện ích khá quan trọng

là họ có thể chơi với quy mô lớn hơn số vốn của mình (được thành viên cho vay khi giao dịch). Hơn hết, sàn sẽ là nơi minh bạch hóa các giao dịch vàng, tạo sự tin tưởng và an toàn trong các giao dịch giữa các nhà đầu tư thông qua các thành viên trên sàn, với những điểm đặt trưng đó sàn giao dịch vàng đã phát huy được tác dụng bên cạnh những kênh đầu tư kinh doanh truyền thống khác, và từ lúc thành lập cho đến nay đã đạt được nhiều thành công rõ rệt. Cộng hưởng thêm vào đó là thị trường chứng khoán đang có nguy cơ vào đợt giảm giá mới, thị trường địa ốc “đứng giá”, thị trường tiền tệ cũng có những xáo trộn nhất định. Nhiều nhà đầu tư đang đau đầu tìm “điểm đến” cho đồng vốn và đầu tư vào vàng xem ra là một giải pháp đang được nhiều người chọn lựa với kỳ vọng là có thể kiếm lời từ hoạt động kinh doanh này. Thực tế cho thấy rằng số người đến với sàn ngày càng đông, số lệnh trên sàn được khớp, số lượng vàng được giao dịch tăng đáng kể. Trong ngày mở cửa đầu tiên, kết quả 2 phiên giao dịch đạt được khối lượng 7.250 lượng vàng SJC với tổng giá trị khớp lệnh trên 93 tỷ đồng. Và từ khi đó đến nay khối lượng khớp lệnh ngày càng lên cao với mức kỷ lục 139.000 lượng ngày (16/1) có ngày đạt trên 120.000 lượng và có thể khẳng định đây là tuần lễ sôi động nhất của giao dịch vàng trên sàn từ trước tới nay. Nếu tính riêng phiên giao dịch vào một ngày, giá trị giao dịch vàng trên sàn đã gấp 4 lần giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Ngay cả lúc có sự cố vào chiều ngày 21/2 xảy ra một phần do số lượng lệnh nhà đầu tư giao dịch tập trung quá nhiều trong một thời gian ngắn (khoảng 14h30 - 16h) đúng lúc thời điểm các sàn vàng trên thị trường sôi động, cộng với sức nóng lan tỏa mạnh của thị trường vàng đã thu hút một số lượng lệnh lớn khiến hệ thống bị quá tải. Do đó, thời gian xử lý lệnh chậm và mất thời gian hơn so với trước đây nhưng chỉ trong ngày 21/2 đã có đến 3.000 lệnh giao dịch mua bán qua sàn của ACB. Riêng khoảng thời gian từ 14h30 – 16h chiếm đến 1/4 lệnh đặt trong ngày, khối lượng lên đến 140.000 lượng (cao thứ 2 kể từ khi sàn giao dịch vàng Sài Gòn thành lập đến nay). Đáng chú ý, vào những thời điểm giá vàng trên thị trường thế giới tăng cao, đặt trên 1000 USD/ounce, đã thôi thúc nhiều nhà đầu tư đến sàn đặt kệnh mua bán, kiếm lợi nhuận. Tính đến nay, sau gần 1 năm thành lập, sàn giao dịch vàng ACB có 3500- 3700 tài khoản, với mức bình quân khoảng 10.000 lệnh / ngày. Trong đó, có nhiều ngày, lệnh của nhà đầu tư giao dịch đạt mức kỷ lục, lên đến 400.000 lệnh / ngày. Những ngày đầu năm 2008, mỗi ngày sàn vàng giao dịch chỉ khoảng 80.000 lượng, sau đó tăng lên 100.000 lượng/ngày thời điểm trước Tết âm lịch. Đến sau Tết, có

phiên giao dịch đạt đến 400.000 lượng/ngày, chứng tỏ lượng vốn đầu tư đổ vào kênh này ngày càng nhiều.

Đồ thị:

Phó Giám đốc Phòng khách hàng cá nhân của ACB Phan Văn Tiến cho biết từ ngày

Một phần của tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf (Trang 37)