Sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trong tương lai

Một phần của tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf (Trang 45 - 47)

Sau thành công của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn, điều này đã thôi thúc nhiều đơn vị lên kế hoạch thành lập sàn giao dịch vàng trong năm 2008, và những sàn giao dịch này ra đời sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ACB như :

Hiệp hội kinh doanh vàng cũng đang đứng ra thành lập hai trung tâm giao dịch vàng dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm. Và theo ông Đinh Nho Bảng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam, khi hiệp hội đứng ra thành lập có điều kiện thuận lợi hơn các DN cá thể. Trong trung tâm giao dịch vàng của hiệp hội sẽ có hai thành phần chủ yếu: các DN kinh doanh vàng, đó là những đơn vị có nhu cầu mua bán (vàng nguyên liệu và thành phẩm) thứ hai là các NHTM có kinh doanh vàng, chủ yếu kinh doanh trên tài khoản.

Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank cho biết trong tháng 5/2008, ngân hàng sẽ chính thức ra mắt sàn giao dịch vàng. Sàn vàng Eximbank sẽ có nhiều điểm khác biệt so với ACB và mở rộng điều kiện cho nhà đầu tư kinh doanh mặt hàng kim loại quý này. Tuy nhiên, kế hoạch đang trong quá trình xây dựng nên ngân hàng chưa thể tiết lộ thông tin cụ thể. Theo đánh giá của Eximbank, trong bối cảnh thị trường còn nhiều cơ hội kinh doanh thì việc mở sàn giao dịch vàng là cần thiết. Lâu nay, Eximbank vẫn được xem là một trong những ngân hàng có thế mạnh về kinh doanh vàng và ngoại tệ.

Việt Á Bank cũng cho hay, kế hoạch trong năm nay, ngân hàng sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ngay tại trụ sở trên đường Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo Việt Á Bank, sản phẩm vàng dùng để giao dịch trên sàn cũng là nhãn hiệu SJC, vì thói quen của người dân lâu nay vẫn thường dùng vàng nhãn hiệu trên.

Sacombank đang hình thành kế hoạch thành lập sàn giao dịch vàng trực thuộc ngân hàng. Trước đó không lâu, Sacombank đã bắt tay với SJC để cùng hỗ trợ trong lĩnh vực kinh doanh vàng. Đặc biệt, mới đây, Sacombank đã được cấp phép thành lập Công ty TNHH 1 thành viên Vàng bạc Đá quý Sacombank, theo dự kiến trong tháng 7/2008, công ty này sẽ chính thức ra mắt thị trường và sau đó là việc hình thành sàn giao dịch vàng..

Đối với Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), trong tương lai gần sẽ cho ra mắt nhãn hiệu vàng miếng PNJ – DongA Bank (sản phẩm kết hợp giữa PNJ và Ngân hàng Đông Á). Hiện PNJ cùng các cổ đông lớn khác đã thành lập công ty vàng quốc tế. Theo PNJ, đây chính là cơ sở để công ty thành lập sàn giao dịch vàng trong tương lai gần. Sản phẩm vàng giao dịch trên sàn này chính là vàng miếng PNJ – DongA Bank. Công ty vàng quốc tế sẽ là nhà phân phối chính thức cho sản phẩm vàng miếng PNJ – DongA Bank. Mặc dù là thành viên của Sàn giao dịch vàng Sài Gòn, nhưng SJC khó có thể đứng ngoài cuộc khi thị trường sắp có nhiều sàn giao dịch vàng xuất hiện. Thông qua công ty chứng khoán trực thuộc, SJC sẽ thành lập sàn giao dịch vàng ngay tại sàn giao dịch chứng khoán SJC. Dự kiến, trong tháng 5 tới, Sàn giao dịch vàng SJC sẽ ra mắt nhà đầu tư nhằm cung cấp các dịch vụ kinh doanh vàng. Sàn vàng SJC sẽ có thêm nhiều đơn vị kinh doanh trong ngành tham gia. Nhà đầu tư tham gia Sàn giao dịch vàng SJC sẽ được rút vàng nhiều hơn tại Sàn giao dịch vàng Sài Gòn (hiện nay giá trị rút tối đa chỉ là 10 lượng/ngày), vì SJC chính là đơn vị sản xuất vàng miếng mang cùng nhãn hiệu. Bên cạnh đó, Sàn giao dịch vàng SJC có kế hoạch kéo dài thời gian giao dịch cho nhà đầu tư tối thiểu 19-20 giờ tối (hiện nay ACB chỉ mở cửa đến 17 giờ trong ngày)…Đó là nhiều sàn sẽ thành lập trong thời gian sớm, và khi nó ra đời ắt hẳn nó sẽ cải thiện nhiều mặt so với sàn giao dịch hiện nay và sẽ là đối thủ cạnh tranh đối với ACB, và đó là một trong những thách thức lớn mà ACB sẽ phải đối mặt.

CHƯƠNG 3:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA SÀN GIAO

DỊCH VÀNG TRONG TƯƠNG LAI VÀ CƠ HỘI

TIẾP CẬN CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Hiện nay trên thế giới, sàn giao dịch hàng hóa rất phát triển bên cạnh các sở giao dịch chứng khoán, sàn giao dịch hàng hóa này hoạt động liên tục và là một kênh đầu tư rất hấp dẫn, một kênh để có thể bảo hiểm cho tài sản của mình. Hầu hết, ở mỗi quốc gia, chỉ có một sàn giao dịch hàng hóa duy nhất đóng vai trò trung tâm. Còn ở Việt Nam ta qua hơn một năm hoạt động, sàn giao dịch vàng Sài Gòn hiện nay cũng đã đạt được một số thành công và ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn đến với sàn, và điều này đã kích thích nhiều các định chế tài chính trung gian (như ngân hàng) và các doanh nghiệp kinh doanh vàng thành lập nhiều sàn giao dịch hơn nữa hồng để có thể kinh doanh kiếm lời. Thiết nghĩ rằng điều này có nên chăng khi trong một quốc gia mà có hơn một sàn giao dịch vàng và cơ quan quản lý sẽ quản lý ra sao? Do đó chúng tôi đề nghị một hướng giải pháp là xây dựng nên một mô hình sàn giao dịch tập trung trong tương lai dựa trên nền tảng là sàn giao dịch vàng Sài Gòn hiện nay và sàn giao dịch mới này sẽ có nhiều tính năng mà vừa có thể nâng cao năng lực quản lý, làm cho việc kinh doanh vàng rộng rãi hơn, và thực sự là một điểm đến cho nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf (Trang 45 - 47)