Đánh giá thực tế từ các thành viên và nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf (Trang 44 - 45)

Cách đây gần một năm, khi Sàn giao dịch vàng Sài Gòn được thành lập, đã có những ý kiến cho rằng việc đưa vàng lên sàn giao dịch tuy là một hình thức khá đặc biệt và hấp dẫn nhưng cũng không dễ dàng thu hút nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư cá nhân do đặc tính riêng của thị trường vàng có giá cả biến động nhanh và khó dự đoán. Ngay cả các nhà quản lý của các doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng không tin tưởng mô hình sàn giao dịch vàng sẽ thành công. Lý do được đưa ra là vì các doanh nghiệp kinh doanh vàng thông lệ hiện nay thực hiện mua bán vàng đều bằng điện thoại, trong khi giá vàng biến động liên tục nếu giá có chiều hướng tăng thì lập tức có thể hủy ngay mặc dù vừa đặt mua xong, còn đặt lệnh trên sàn, khi lệnh đã được khớp thì xem như không còn cách nào thay đổi. Bên cạnh đó, tuy sàn giao dịch vàng ra đời từ ý tưởng của tất cả các thành viên trên sàn và được giao cho ACB tổ chức và quản lý, nhưng vẫn có sự e ngại của các thành viên khác trên sàn khi với tư cách là nhà quản lý, ACB có thể nắm khá rõ hoạt động mua bán của các thành viên khác cũng chính là đối thủ cạnh tranh của ACB. Tuy nhiên, cho đến thời gian này, sàn giao dịch vàng vẫn còn đầy đủ sự tham gia của 10 thành viên như ban đầu, đòi hỏi phải có những văn bản quy định chặt chẽ nhằm công khai, minh bạch, tạo sân chơi công bằng cho tất cả thành viên tham gia.

Thực tế, hoạt động trên sàn giao dịch vàng không chỉ dành cho các thành viên và các doanh nghiệp mà tất cả các nhà đầu tư cá nhân đều có thể tham gia giao dịch tại sàn. Khác với nhận định ban đầu của một số người, sàn giao dịch vàng đã thu hút khá đông nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt là kể từ khi thị trường chứng khoán sụt giảm và giá vàng biến động không ngừng. Tuy nhiên, vì sàn giao dịch vàng thật sự là một kênh đầu tư khá mới, hấp dẫn và nhiều rủi ro nên khi đến với “sân chơi” mới này, một số nhà đầu tư chỉ tham gia theo kiểu “lướt sóng”, kiếm lời bằng chênh lệch giá trong ngày, do đó sàn giao dịch vàng vẫn chưa thực sự được các nhà đầu tư cá nhân xem như là một kênh đầu tư dài hạn, họ sẵn sàng bỏ sàn nếu không đạt được mức lợi nhuận như mong đợi. Bên cạnh đó, trong thời gian hoạt động, Sàn giao dịch vàng Sài Gòn đã hai lần gặp sự cố sập sàn khiến

không ít nhà đầu tư phải chịu thua lỗ nặng khi không thể nhập lệnh và thay đổi lệnh. Thêm vào đó, sự cố sập sàn lần thứ hai lại xảy ra trong thời gian cao điểm khiến cho các nhà đầu tư thật sự “nổi giận” và họ đã bày tỏ thái độ bức xúc với nhà quản lý sàn giao dịch vàng, đòi hỏi phải có sự giải thích rõ ràng và kiến nghị ACB cần tìm hiểu thiệt hại của nhà đầu tư như thế nào và có cách xử lý trong thời gian sớm nhất. Qua thực tế cho thấy, việc thành lập một kênh đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư đã khó, việc tổ chức quản lý lại càng khó khăn hơn. ACB với tư cách là đơn vị khởi xướng đồng thời là đại diện cho các thành viên trên sàn đứng ra quản lý Sàn giao dịch vàng Sài Gòn đã phải đối mặt với nhiều thách thức:

Làm sao để nhà đầu tư có thể hiểu và chấp nhận những rủi ro tiềm ẩn? Làm sao để luôn tối đa duy trì tốt nhất hệ thống giao dịch cho khách hàng?

Và nhất là làm sao để các thành viên, các nhà đầu tư luôn tin tưởng và gắn bó với sàn?...

Một phần của tài liệu Sàn giao dịch vàng – Sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam.pdf (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)