Về kỹ thuật, mặc dù huyện đã tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân nhưng trên thực tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu nông dân Nhiều mô hình huyện

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 58 - 59)

dân nhưng trên thực tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu nông dân. Nhiều mô hình huyện khuyến khích phát triển, người dân mặc dù có biết nhưng ngờ vực về tính hiệu quả cũng như chưa có kỹ thuật để áp dụng.

Qua đó, cần có những biện pháp cụ thể đối với từng mô hình, từng địa bàn để phát huy các nhân tố tích cực của các mô hình sản xuất phù hợp.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với nông hộ

- Trước khi trồng cây gì, áp dụng mô hình nào cần có sự tìm hiểu về tính hiệu quả, kỹ thuật sản xuất, thị trường đầu ra để hạn chế mức thấp nhất rủi ro gây ra.

- Cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật từ các chương trình khuyến nông như: sạ hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa, sử dụng giống cao sản được các chuyên gia khuyến cáo (hạn chế sử dụng giống tự sản xuất), chọn những giống mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tuỳ theo nguồn lực và điều kiện sẵn có của từng nông hộ mà chọn cho mình mô hình sản xuất có hiệu quả.

- Đối với những hộ tôm quảng canh cần phải tập hợp những hộ nuôi thành một tổ chức đảm bảo nguồn cung cấp ổn định để có thể ký hợp đồng với những công ty và những khách hàng lớn.

- Cần giao lưu học hỏi kinh nghiệm, tham quan các mô hình sản xuất có hiệu quả.

6.2.2. Đối với phòng kinh tế huyện và các trạm khuyến nông cần

- Vận động nông dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hạn chế làm mô hình chuyên lúa để hạn chế rầy nâu và các dịch bệnh khác.

- Vận động nông dân chuyển đổi từ sản xuất chuyên lúa sang sản xuất mô hình lúa cá kết hợp hoặc một lúa – một tôm. Và nhân rộng mô hình nuôi cá sặc rằn thâm canh. Bên cạnh đó chú trọng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.

- Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông xã.

Về phát triển nông thôn và xây dựng mô hình kinh tế hợp tác

- Phòng kinh tế kết hợp với chi cục hợp tác xã, liên minh hợp tác xã trong huyện thường xuyên bám sát địa bàn theo dõi tình hình hoạt động của các hợp tác

xã, các nhóm nông dân liên kết. Bên cạnh đó cần có kế hoạch đưa cán bộ dự các lớp đào tạo tập huấn để cập nhật những thông tin mới về công tác vận động phát triển hợp tác xã, các mô hình liên kết làm ăn có hiệu quả.

- Thực hiện các chuyển giao khoa học công nghệ như tập huấn lúa chất lượng cao.

- Phát huy và tận dụng tối đa sức mạnh tổng hợp của các bộ phận trực thuộc phòng kinh tế.

- Các địa phương, cơ sở cần xác lập điểm chỉ đạo toàn diện về các mô hình sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng công nghệ mới thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.

6.2.3. Đối với Nhà nước

- Nên lập quy hoạch sản xuất cho từng vùng, từng địa phương để làm cơ sở cho địa phương quy hoạch chi tiết cho địa phương mình để có định hướng phát triển lâu dài.

- Nhà nước cần đầu tư xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh sản xuất nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa bốn nhà trong sản xuất, tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước.

- Các đơn vị khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương đến địa phương phải thể hiện vai trò chủ đạo trong chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình chọn điểm trình diễn. Để đáp ứng nhu cầu giống, việc tạo giống nhân tạo là cần thiết. Chính phủ phải tạo điều kiện hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động các trại giống của nhà nước cũng như tư nhân.

- Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ cho phù hợp cới các đặc điểm riêng của từng lại hình kinh tế hộ. Khi xác định các dự án vay vốn thường phải xác định nhu cầu tổng hợp và kỳ hạn vay trong một thời gian đủ dài để có thể gối đầu vụ hoặc hỗ trợ cho các sản xuất khác.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 58 - 59)