Về kỹ thuật làm lúa.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 51 - 54)

b. Thương mại dịch vụ

5.2.1.Về kỹ thuật làm lúa.

Đa số người dân đều có kinh nghiệm trồng lúa nhưng chỉ dựa vào tập quán canh tác nên hiệu quả sản xuất không cao. Có lẽ do trình độ còn thấp, chưa có điều kiện tiếp cận khoa học kỹ thuật, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, nhiều hộ sử dụng các yếu tố đầu vào như giống, phân, thuốc không đúng liều lượng, gây lãng phí mà năng suất không cao. Hiện nay tình trạng rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đang thành dịch bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Vì vậy mà trung tâm, trạm khuyến nông huyện triển khai các chương trình tập huấn, hội thảo về các biện pháp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá đến từng cán bộ địa phương để tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân nắm rõ tình hình diễn biến rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá và áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả.

Nông dân có thói quen bón phân theo cảm tính nên không kiểm soát được lượng phân bón trong vụ. Do đó, không những làm tăng chi phí mà còn tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển nhiều hơn. Vì vậy, nông dân nên bón phân theo khuyến cáo của các chuyên gia.

Bón phân

¾Thứ nhất: theo bảng so màu lá lúa:

• Về kỹ thuật Tăng hiệu quả sử dụng phân đạm • Về kinh tế: Giảm chi phí

• Về thực hành: Đơn giản, dễ làm

• Về môi trường: Giảm tác hại của lượng phân đạm thừa; Giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

1. Bón phân theo màu lá dùng bảng so màu là cách bón khoa học dựa vào nhu cầu đạm (N) trong cây, đơn giản, tiện lợi, dễ áp dụng đối với nhà nông. Dựa trên cơ sở nhu cầu đạm (N) của cây và khả năng đáp ứng của đất. Góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và ngã đổ do không có lượng đạm dư thừa trong cây, đồng thời giảm tác hại đến môi trường do không có lượng đạm (N) dư thừa trong đất và nguồn nước.

2. Đối với các giống lúa “chậm đáp ứng” với phân đạm, có màu lá xanh nhạt (mã tranh) nên áp dụng dãy màu số 3 trên bảng so màu làm màu chuẩn để xác định thời kỳ cần thiết phải bón thêm N cho lúa. Đối với các giống lúa “nhạy cảm”, đáp ứng nhanh với phân đạm, có màu lá xanh đậm và mau đổi màu khi có bón phân đạm, nên dùng dãy màu số 4 trên bảng so màu làm màu chuẩn để so với màu lá lúa. Nếu màu lá nhạt hơn màu chuẩn là thiếu đạm cần phải bón ngay, nếu đậm hơn thì không cần phải bón.

3. Thời gian so màu thích hợp đối với hầu hết các giống lúa ngắn ngày hiện nay là mổi tuần một lần (kể từ ngày 14 sau khi sạ hoặc cấy cho đến lúc lúa trổ). Thời điểm so màu tốt nhất là 8:30-9:30 giờ buổi sáng và nên cố định thời gian như nhau cho mổi lần so màu. Ngoài ra, không nên so trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời mà nên dùng nón hoặc thân người che tia sáng tới trực tiếp. Vì góc

độ tia sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến khả năng phân biệt màu sắc của người đo.

Một số lưu ý khi áp dụng bảng so màu lá để bón phân đạm cho lúa

• Bón phân đạm (N) theo màu lá thường có số bông trên đơn vị diện tích bị hạn chế do sinh trưởng trong giai đoạn đầu kém, lúa nở bụi ít, nhất là trên đất nghèo đạm (N). Do đó, bón bổ sung 20-25 kg N/ha trong giai đoạn 10 ngày sau khi sạ, sau đó áp dụng bảng so màu lá để bón đạm (N) sẽ cho hiệu quả cao hơn.

• Hiệu quả của phân đạm (N) chỉ có thể phát huy cao nhất trên nền đầy đủ và cân đối với phân lân và kali.

+ Trên đất phù sa không phèn có thể bón nền 30-60 kg P2O5 /ha.

+ Trên đất phèn có thể bón nền 45-90 kg P2O5 /ha Để tăng cường tính chống chịu sâu bệnh và ngã đổ có thể bón thêm 30 kg K2O/ha (chia làm 2 lần: vào 10 ngày sau khi sạ và 18-20 ngày trước khi trổ), nhất là trên đất thâm canh 2- 3 vụ lúa liên tục nhiều năm.

¾ Thứ hai: bón phân cân đối

Tùy theo chân ruộng mà có thể bón phân phù hợp với sự phát triển của cây lúa. Đặc biệt là phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi lượng, vi sinh rất tốt cho phẩm chất.

Công thức sau đây áp dụng bón cho 1 ha và chia làm 3-4 lần bón

Bảng 21: CÔNG THỨC ÁP DỤNG BÓN PHÂN Công thức Urê 1 2 3 200 220 120

Giống: Theo xu thế phát triển của xã hội và tiêu dùng của thị trường nông sản không ngừng nâng cao, trong đó chất lượng sản phẩm luôn đặt lên hàng đầu. Một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng lúa gạo xuất khẩu là khâu giống. Nhưng ở đây phần lớn nông dân sử dụng giống lúa tự sản xuất, giống thường được lai tạo qua nhiều lần nên tính hống chịu kém, năng

suất, chất lượng chưa cao, đồng thời áp dụng phương pháp sạ lan nên tốn nhiều chi phí. Vì vậy việc sử dụng các loại giống cao sản có chất lượng, đã được kiểm ngiệm, có khả năng kháng rầy, đồng thời áp dụng phương pháp sạ hàng khoảng 100 – 200 kg/ha sẽ làm cho lợi nhuận cao hơn.

Nông dược: phần lớn nông dân sử dụng thuốc không đúng với đối tượng

sâu bệnh, thường sử dụng theo cảm tính làm cho khoản chi phí này cao. Do đó tùy từng đối tượng phòng trị mà áp dụng theo phương pháp 4 đúng: đúng lúc, đúng cách, đúng loại, đúng liều lượng. Đặt biệt khuyến khích bà con nên áp dụng phương pháp IPM, hạn chế sử dụng nông dược chỉ sử dụng khi thật cần thiết. Nuôi cá trên ruộng là biện pháp tốt nhất hạn chế sâu bệnh và ốc bưu vàng phá hoại. Việc chuẩn bị đất tốt trước khi gieo sạ cũng có ý nghĩa lớn trong việc diệt trừ nấm bệnh và cỏ dại.

Bơm nước: nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, tuy nhiên yếu tố này

rất khó chủ động nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Để đảm bảo tốt cho việc tưới tiêu cần phải có sự phối hợp giữa các hộ khi bơm nước nên bơm đồng loạt lên ruộng thì sẽ tránh được thất thoát nước từ ruộng này qua ruộng khác để giảm chi phí bơm nước.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 51 - 54)