TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 26 - 28)

b. Thương mại dịch vụ

4.1 TÌNH HÌNH CHUNG CỦA MẪU

Qua điều tra thực tế 55 mẫu ở huyện Thạnh Phú, trong đó có 30 mẫu chuyên canh lúa và 25 mẫu tôm - lúa ta có nhận xét như sau:

4.1.1. Lao động

Theo kết quả điều tra trực tiếp 55 hô, ta có: - Tổng số hộ: 55 hộ

- Tổng số nhân khẩu: 278 người

- Số người trong độ tuổi lao động: 174 người - Số người dưới tuổi lao động: 70 người - Số người trên tuổi lao động: 34 người

Bảng 6: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN CỦA CHỦ HỘ Trình độ học vấn Mù chữ Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Tổng cộng

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra vào tháng 03 năm 2008)

Học vấn cấp 3 là trình độ cao nhất, thấp nhất là mù chữ. Mức cấp 2 của chủ hộ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số mẫu là 34%, cấp 3 là 32,7% và cấp 1 là 27,3%. Tuy nhiên vẫn một số chủ hộ mù chữ nhưng không đáng kể chỉ chiếm 5,5%. Với mức học vấn như vậy cũng đủ cho người nông dân có thể tiếp thu những tiến bộ kỹ thật vào trong sản xuất. Nhìn chung trình độ học vấn của người nông dân ngày càng được nâng cao.

4.1.2. Đất đai

Tổng diện tích đất là 71,95 ha, diện tích bình quân/hộ là 1,31 ha, với tổng số người là 278 thì diện tích bình quân đầu người là 0,26 ha và diện tích bình quân/người trong độ tuổi lao động là 0,41 ha. Cơ cấu đất đai của hộ nông dân được thể hiện như sau:

Bảng 7: CƠ CẤU ĐẤT ĐAI CỦA NÔNG HỘ

Loại đất Chuyên lúa Tôm lúa Tổng

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra tháng 03 năm 2008)

Trên 55 mẫu nghiên cứu ở huyện cho thấy, diện đất nông nghiệp bình quân trên hộ cho mô hình tôm lúa cao hơn mô hình chuyên lúa. Bình quân một hộ chuyên canh lúa là 1,1 ha trong khi đó mô hình tôm - lúa là 1,56 ha. Đặc trưng của mô hình sản xuất tôm lúa là 1 vụ tôm và 1 vụ tôm -lúa kết hợp trên cùng một diện tích. Hiện nay mô hình này cũng đang được người nông dân áp dụng sản xuất, đặc biệt là khi dịch bệnh vàng lùn lùn xoắn lá xuất hiện, và giá cả thủy sản không ổn định. Tuy nhiên một số hộ nông dân còn mang tâm lý bảo thủ, ngại trong việc chuyển đổi mặc dù nhà nước đang có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

4.1.4.Tín dụng

Nhà nước đang có chính sách cho hộ nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho những hộ nông dân thiếu vốn dễ dàng hơn trong quá trình canh tác. Qua điều tra ta thấy trong 55 hộ thì có 12 hộ vay chiếm 21,8% trong tổng số mẫu, với tổng số tiền là 172.000.000 đồng và lãi suất bình quân là 1,12%/tháng, trung bình mỗi hộ vay 3.127.273 đồng. Mục đích vay là nhằm đáp ứng nhu cầu mua các chi phí đầu vào trong sản xuất. Giá cả các vật tư ngày càng tăng cao gây cho nông dân rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là đối với những hộ nuôi tôm.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(64 trang)
w