KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 57)

b. Thương mại dịch vụ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Có thể nói Thạnh Phú là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triến các mô hình sản xuất nông nghiệp. Từ việc phân tích trên ta thấy, những người nông dân áp dụng mô hình tôm lúa thì đem lại thu nhập cao hơn mô hình lúa đơn.

Khi áp dụng mô hình lúa đơn người nông dân phải chi 15.091.080 đồng/ ha và thu về 15.674.890 đồng/ha, trong khi đó đối với mô hình tôm lúa thì đem lại thu nhập cao hơn rất nhiều là 27.403.890 đồng nhưng chỉ bỏ ra 13.328.290 đồng. Điều này càng khẳng định đây là mô hình sản xuất có hiệu quả của huyện.

Việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó, chọn những nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa từ đó phát huy nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Với kết quả phân tích trên ta thấy, có nhiều nhân tố chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình lúa đơn so với mô hình tôm lúa, mà chủ yếu là vụ tôm có ít nhân tố chi phí tác động hơn so với làm vụ lúa, cụ thể khi làm vụ Hè Thu thì có 6 nhân tố ảnh hưởng còn khi canh tác vụ tôm chỉ có 4 nhân tố ảnh hưởng.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi thì việc canh tác mô hình sản xuất này còn gặp nhiều khó khăn:

- Người dân thiếu kỹ thuật trong vấn đề nuôi và chăm sóc tôm nên dịch bệnh xuất hiện nhiều làm cho người dân bị thua lỗ do không thu hoạch được.

- Giống nuôi chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cho nông dân.

- Việc nuôi tôm xen lúa làm cho nhiều dịch bệnh xuất hiện trên lúa như: bọ trĩ, sâu cuốn lá, sâu phao...mặc dù nông dân đã chủ động dùng nước, thả vịt con.. nhưng cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hai mô hình sản xuất lúa đơn và tôm - lúa của nông hộ ở huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2009.docx (Trang 57)