Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Vận tải Xi Măng Việt Nam.doc (Trang 27 - 31)

Năng suất sử dụng chi phí = Giá trị sản xuất Tổng chi phí sản xuất

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân 1 đồng tổng chi phí sản xuất trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

1.5. Đặc điểm của loại hình kinh doanh vận tải

Bất cứ quá trình sản xuất nào cũng là quá trình khoa học có ý thức của 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Cụ thể trong ngành vận tải thì 3 yếu tố đó bao gồm:

- Lao động của con người

- Các đối tượng cần vận chuyển (hàng hoá, hành khách), các công trình phục vụ và phục vụ khác.

Song ngành vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt vì sản phẩm vận tải là sản phẩm trừu tượng nghĩa là sự chuyển vị trí một số lượng lớn hàng hoá hay hành khách và đo bằng đơn vị TKm hay HKKm trong một đơn vị thời gian và không gian xác định..

- Sản phẩm của dịch vụ vận tải không mang hình thái vật chất cụ thể, chỉ tiêu để đánh giá sản phẩm của dịch vụ vận tải là khối lượng lao vụ đã cung cấp cho khách hàng như: khối lượng hàng hóa vận chuyển, số lượng hành khách vận chuyển, khối lượng hàng hóa xếp dỡ.

- Quá trình kinh doanh vận tải đồng thời là quá trình cung cấp lao vụ cho khách hàng. Vì vậy, kinh doanh vận tải không có sản phẩm dở, không có sản phẩm nhập kho lưu thông. Trong quá trình sản xuất vận tải người ta không trực tiếp tác động nên đối tượng lao động như những ngành sản xuất vật chất khác mà chỉ làm thay đổi vị trí của nó. Ngành vận tải không có dự trữ sản phẩm như những ngành khác mà chỉ có dự trữ nhiên liệu, phương tiện hay sức lao động.

- Kinh doanh vận tải chịu ảnh hưởng lớn của phương tiện vận tải, trình độ sử dụng phương tiện, cơ sở hạ tầng và điều kiện địa lý từng vùng.

Ngành vận tải gồm nhiều loại hình kinh doanh như vận tải ôtô, vận tải đường sông, đường biển, đường hàng không, đường sắt,… Mỗi loại hình vận tải có những đặc điểm, đặc thù chi phối đến công tác kế xác định doanh thu và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nét đặc trưng của ngành vận tải là hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm diễn ra bên ngoài doanh nghiệp, trải dọc theo các tuyến vận chuyển. Với đặc điểm này, làm cho công tác quản lý của các doanh nghiệp vận tải mới gặp nhiều khó khăn, phức tạp, cụ thể:

+ Phương tiện hoạt động nhiều trên luồng, tuyến có chất lượng đường xá khác nhau, điều kiện thời tiết khác nhau đã tác động rất khác nhau đến trạng thái kỹ thuật của phương tiện vận tải. Nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến làm hư hỏng nhanh chóng phương tiện, làm giảm hiệu quả sản xuất.

+ Phương diện người lao động: do phải lao động trên một địa bàn rộng, xa doanh nghiệp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố bên ngoài xã hội nên dù muốn hay không thì ý

thức tổ chức, tính kỷ luật lao động của họ không được chặt chẽ như công nhân trong các doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý lao động có ý nghĩa quan trọng không chỉ với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với người lao động trong việc hình thành và giữ gìn nhân cách - vấn đề hết sức quan trọng.

+ Trong doanh nghiệp vận tải có thể có 3 hoạt động cơ bản là : vận chuyển, bảo dưỡng sửa chữa và sản xuất phụ. Cả 3 lĩnh vực hoạt động này mà đặc biệt là vận chuyển và bảo dưỡng sửa chữa có tính độc lập với nhau. Trong một doanh nghiệp có thể bảo dưỡng sửa chữa tự làm hoặc đi thuê ngoài. Và ngay trong hoạt động bảo dưỡng sửa chữa không chỉ phục vụ nội bộ doanh nghiệp mà còn phục vụ cả các doanh nghiệp khác. Mặt khác, một tổ lái có thể thực hiện hoàn chỉnh quy trình sản xuất kinh doanh vận tải, nó không tạo ra một dây chuyền công nghệ sản xuất liên quan với nhau, các yếu tố cấu thành không chi phối nhau. Với đặc tính này thì các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất cũng tương đối độc lập với nhau. Do đó, việc xây dựng và xử lý hệ thống thông tin khá thuận lợi.

+ Khi nói đến quản lý sản xuất, người ta không thể chỉ bàn đến quản lý quá trình diễn biến của các yếu tố vật chất để tạo ra sản phẩm mà còn đặc biệt quan tâm đến hao phí để tạo ra sản phẩm. Do hoạt động vận chuyển diễn ra ngoài doanh nghiệp nên đại bộ phận các chi phí này xảy ra trong quá trình vận chuyển trên đường. Điều đó làm cho việc kiểm soát chi phí hết sức khó khăn, song việc nắm bắt được những thông tin về nó có ý nghĩa sống còn đối với hệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Một vấn đề nữa đặt ra là quá trình sản xuất vận tải gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy nếu không tìm được thị trường không có những quyết định chính xác về chất lượng và giá cả sản phẩm thì sản xuất sẽ thừa, ngừng trệ. Đặc tính đó đặt ra cho nhà quản lý phải nắm bắt được thông tin nhu cầu vận tải của thị trường, khai thác mọi tiềm năng của đơn vị sao cho luôn có đủ khách hàng để tiêu thụ hết số sản phẩm.

1.6. Ảnh hưởng của cơ chế kinh tế đối với ngành vận tải

Mỗi doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế quốc dân, mỗi khi có cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế thay đổi thì sẽ tác động đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tác động đó diễn ra theo khuynh hướng chủ yếu:

- Khuynh hướng thứ nhất: Nếu cơ chế phù hợp với quy luật phát triển khách quan thì sẽ tạo điều kiện mở đường cho sản xuất phát triển. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp vận động theo đúng cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý đã được xác định.

- Khuynh hướng thứ hai: là nếu cơ chế không phù hợp với quy luật phát triển khách quan thì sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất, việc doanh nghiệp nào càng cố gắng đi theo cơ thế thì càng chóng phá sản.

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, việc kinh doanh của doanh nghiệp vận tải lấy kế hoạch pháp lệnh từ trên giao xuống là mục tiêu và đồng thời là cơ sở tiến hành toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong cơ chế cũ chỉ với một thành phần doanh nghiệp quốc doanh đã dẫn đến sự độc quyền trong vận tải, do đó làm mất đi yếu tố cạnh tranh, không kích thích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Trong cơ chế mới hiện nay, mỗi doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế thực sự độc lập, tự chủ về mọi mặt sản xuất – kinh doanh, nó phải vận động theo cơ chế thị trường. Điều đó có nghĩa là vấn đề : sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? được đặt ra để mỗi doanh nghiệp tự tìm câu trả lời tối ưu nhất.

Với đường lối cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước như hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp vận tải quốc doanh trong ngành vận tải đường bộ đã được cổ phần hoá và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn. Còn các ngành vận tải chủ chốt quan trọng như hàng không, biển, đường sắt vẫn thuộc sự quản lý của nhà nước. Sự tham gia ngày càng đông của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần xoá bỏ tính chất độc quyền cho các ngành vận tải, buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh.

Trong sự canh tranh đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới phương thức tổ chức của mình nhằm phát huy hiệu quả toàn bộ cơ sở vật chất hiện có, không ngừng đổi mới về kỹ thuật, quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, để giành được ưu thế trong cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Vận tải Xi Măng Việt Nam.doc (Trang 27 - 31)