15 Tổng lợi nhuận phân phố
2.4.2.1. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a)
Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Bảng 2.14 : Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (2008-2010)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ %
2009/2008 Tỷ lệ % Tỷ lệ % 2010/2009 1. Doanh thu (trđ) 1154914.69 1335000.07 2351197.97 15.59 76.12 2. Lợi nhuận (trđ) 34224.31 25280.15 30816.28 -26.13 21.90 3. Tài sản dài hạn(trđ) 18788.63 210898.77 181101.113 1022.48 -14.13 4. Sức sản xuất TSCĐ 61.47 6.33 12.98 -89.70 105.10 5. Sức sinh lời TSCĐ 1.82 0.12 0.17 -93.42 41.96 6. Sức hao phí TSCĐ 0.02 0.16 0.08 871.06 -51.24
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - CTCP Vật tư vận tải Xi măng)
Qua kết quả tính toán ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định năm 2008 cao hơn năm 2009. Cụ thể là cứ một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh năm 2009 tạo ra 6.33 đồng doanh thu, năm 2008 tạo ra 61.47 đồng doanh thu. Như vậy doanh thu tạo ra trên một động tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 là 55.14 đồng t- ương ứng với tỷ lệ giảm là 89.7%. Nguyên nhân chính là do năm 2009 Công ty đã bỏ ra một lượng tiền rất lớn đầu tư tài sản cố định là tàu COMATCE STAR với giá trị tài sản lên tới hơn 200 tỷ đồng.Do đó đã làm cho tổng tài sản dài hạn tăng lên đáng kể so với năm 2008, nhưng doanh thu lai giảm so với năm 2008 nên tỷ lệ này càng có sự khác biệt, giảm tới 89.7%.Nhưng đến năm 2010 khi nền kinh tế phục hồi thì kinh doanh tàu biển đã mang lại doanh thu lớn nên tài sản dài hạn đã tăng sức sản xuất lên 6.65 đồng tương ứng với 105.1%.
Cứ một đồng tài sản cố định bỏ vào sản xuất kinh doanh năm 2009 tạo ra 0,12 đồng lợi nhuận và năm 2008 tạo ra 1.82 đồng lợi nhuận. Như vậy lợi nhuận tạo ra trên một đồng tài sản cố định năm 2009 giảm so với năm 2008 là 1.7 đồng ứng với tỷ lệ giảm 93.42%. Năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 0.05 đồng tương ứng với tỷ lệ 41.96%
Qua bảng phân tích ta thấy sức hao phí của một đồng tài sản cố định năm 2009 là lớn nhất tăng 0.14 đồng so với năm 2008 với tỷ lệ tăng là 871.06%.Đây được đánh giá là một sự gia tăng rất lớn. Phản ánh một sự thay đổi rõ ràng trong đầu tư mua sắm trang thiết bị sản xuất. Năm 2010 sức hao phí này giảm đi 0.08 đồng với tỷ lệ giảm là
51.24%. Như vậy, hao phí lúc này chủ yếu là hao phí khấu hao tài sản cố định và khấu hao nhà xưởng các trang thiết bị trong Công ty.
Điều này có thể được giải thích là trong những năm gần đây Tổng Công ty đã tích cực trong việc khai thác và mở rộng thị trường chủ động đầu tư có hiệu quả những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động kinh doanh vận tải của Công ty. Do đó mặc dù giá trị tài sản cố định tăng lên nhưng lợi nhuận và doanh thu cũng tăng lên đáng kể.Góp phần vào sự thành công của Công ty trong những năm vừa qua.
Qua bảng ta thấy năm 2009 Công ty đã đầu tư vào tài sản cố định nhiều nhất tăng so với năm 2008 là 192.110,1 (triệu đồng) cho thấy lĩnh vực kinh doanh vận tải biển mang tính chất tầm nhìn chiến lược của Công ty. Mang lại doanh thu và lợi nhuận lâu dài cho Công ty, mở rộng lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của Công ty, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.
b)
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Bảng 2.15 : Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn giai đoạn 2008-2010
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tỷ lệ %
2009/2008 Tỷ lệ % Tỷ lệ % 2010/2009 1. Doanh thu (trđ) 1154914.69 1335000.07 2351197.97 15.59 76.12 2. Lợi nhuận (trđ) 34224.31 25280.15 30816.28 -26.13 21.90 3. Tài sản ngắn hạn 285025.21 303839.42 442350.804 6.60 45.59 4. Sức sản xuất TSNH 4.05 4.39 5.32 8.44 20.97 5. Sức sinh lời TSNH 8.33 12.02 14.35 44.32 19.43 6. Số vòng quay TSNH (vòng) 4.05 4.39 5.32 8.44 20.97 7. Thời gian một vòng luân chuyển ngày/vòng) 90 83 69 -8 -17
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán - CTCP Vật tư vận tải Xi măng)
Qua kết quả tính toán ta thấy:
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tăng đều qua các năm cụ thể: Sức sản xuất của vốn ngắn hạn năm 2009 cao hơn năm 2008. Nếu như năm 2008 cứ một đồng vốn ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 4.05 đồng doanh thu thì đến năm 2009 tạo ra được 4.39 đồng tăng 8.44% với mức tăng tuyệt đối là 0,34 đồng. Bên cạnh đó sức sinh lời của vốn ngắn hạn năm 2009 cũng cao hơn năm 2008. Năm 2008 cứ một đồng vốn ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 8.33 đồng lợi nhuận thì năm 2009 đã tạo ra được 12.02 đồng tăng hơn là 44.32% với mức tăng tuyệt đối là 3.69 đồng..
So sánh hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn năm 2010 và năm 2009 ta thấy: Sức sản xuất của vốn ngắn hạn năm 2010 cao hơn năm 2009 là 20.97% tương ứng với 0.92 đồng và sức sinh lời của vốn ngắn hạn cũng tăng hơn 2.34 đồng tương ứng với 19.43%. Để đánh giá chính xác hơn ta đi vào phân tích tốc độ luân chuyển của vốn thông qua một số chỉ tiêu sau:
- Số vòng quay của vốn lưu động
Năm 2008 số vòng quay vốn ngắn hạn của Công ty là 4.05 vòng, năm 2009 là 4.39 vòng, năm 2010 là 5.32 vòng. Như vậy số vòng quay của vốn lưu động có xu hướng tăng lên giữa các năm 2008, 2009, 2010 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng,
- Thời gian luân chuyển vốn:
Do số vòng quay của vốn lưu động giữa các năm gần đây có xu hướng tăng lên dẫn đến thời gian một vòng luân chuyển vốn có xu hướng giảm đi. Năm 2008 thì một vòng luân chuyển vốn hết 90 ngày nhưng năm 2009 đã giảm xuống còn 83 ngày và đến năm 2010 thì một vòng luân chuyển vốn hết 69 ngày.
Như vậy nếu xét hiệu quả sản xuất kinh doanh theo vốn ngắn hạn của Công ty thì năm 2010 là hiệu quả nhất, năm 2009 hiệu quả vẫn cao hơn so với năm 2008. Do đó có thể khẳng định có xu hướng tăng lên trong hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong những năm gần đây.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do những năm gần đây đã có sự cải tổ trong phương cách quản lý cho nên các đơn vị thuộc Công ty đã có được sự chủ động và linh hoạt hơn trong việc sử dụng vốn.
Để nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn ngắn hạn sẽ góp phần quan trọng giải quyết nhu cầu về vốn cho Công ty. Khi tăng tốc độ chu chuyển về vốn ngắn hạn có thể làm giảm được vốn ngắn hạn mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc công tác, phục vụ và kinh doanh như cũ. Đồng thời do tăng tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn, Công ty có thể mở rộng quy mô kinh doanh, tăng thêm doanh thu nhưng không phải tăng vốn ngắn hạn hoặc tăng nhưng với tốc độ tăng vốn ngắn hạn nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu. Việc tăng số vòng quay vốn ngắn hạn không những tiết kiệm được vốn ngắn hạn mà còn góp phần làm giảm các chi phí như: chi phí bán hàng, tiền trả lãi vốn ngắn hạn….
Qua phân tích các chỉ tiêu ở trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty là chưa cao, công tác quản lý sử dụng vốn còn nhiều bất cập gây lãng phí một lượng vốn lớn. Mặt khác, năm 2009 chi phí lãi vay tăng lên đáng kể đã ảnh hưởng rất lớn tới lợi nhuận của Công ty từ đó tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh