Chỉ tiêu chi phí

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Vận tải Xi Măng Việt Nam.doc (Trang 57 - 59)

b) Về nguồn vốn

2.3.2.2.Chỉ tiêu chi phí

Khoản mục chi phí được đề cập chủ yếu ở đây là các chi phí mua than, mua các vật tư, vật liệu để cung ứng cho các Công ty trực thuộc Tổng Công ty Công nghiệp Xi Măng Việt Nam.Trong những năm qua do công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh hợp lí, các chi phí gián tiếp trong quản lí doanh nghiệp không có những thay đổi lớn song khoản mục chi phí tài chính tăng lên đáng kể. So với năm 2008 thì năm 2009 tăng thêm 15.406.9 triệu đồng Nhưng tới năm 2010 thì chi phí tài chính chỉ tăng thêm 2.849,29 triệu đồng so với năm 2009. Điều này là do tình hình vay nợ dài hạn của Công ty tăng lên vào năm 2009 khi đầu tư tài sản cố định cho kinh doanh, Công ty cần có những kế hoạch xem xét và giải pháp hợp lí để nhằm làm giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận.Ta nhận thấy rằng tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận trong năm 2008 và năm 2009, điều này chính là một trong những yếu tố làm giảm lợi nhuận của Công ty.Tuy nhiên, để hiểu hơn về tình hình quản lí chi phí sản xuất của Công ty ta đi phân tích bảng sau :

Bảng 2.8 : Bảng Tổng hợp chi phí của Công ty giai đoạn 2008-2010

Stt Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Giá vốn hàng bán/Doanh thu thuần 0.819759692 0.816478077 0.848832364 2 Chi phí bán hàng/Doanh thu thuần 0.142751834 0.13934833 0.118809 3 CP Quản lý DN/Doanh thu thuần 0.016246784 0.012332883 0.01451663 4 CP Tài chính/Doanh thu thuần 0.002659564 0.01384155 0.009071018 5 CP khác/Doanh thu thuần 0.000302568 0.0008322 0.000115371 6 CP thuế TNDN/Doanh thu thuần 0 0.002705206 0.002198918

( Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán – CTCP Vật tư Vận tải Xi măng)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm từ 0.819 năm 2008 xuống còn 0.816 vào năm 2009 thể hiện chi phí đầu vào không biến động nhiều so với năm 2009. Nhưng năm 2010 tỷ lệ này đã tăng lên 0.848 điều này là do đã

có sự điều chỉnh giá cả các yếu tố đầu vào từ cuối năm 2009, làm cho giá vốn hàng bán tăng 905.774,64 triệu đồng so với năm 2009.

Trong năm 2010 do có sự thay đổi giá than ( mặt hàng kinh doanh chính của Công ty) tăng lên so với năm 2009. Trong khi đó tỷ lệ các chi phí gián tiếp của Công ty như chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí khác... trên doanh thu thuần cũng giảm nhẹ. Tỷ lệ chi phí tài chính tăng nhanh vào năm 2009 và giảm nhẹ trong năm 2010. Năm 2008 Công ty được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, và phải nộp 50% thuế vào 2 năm tiếp theo nhưng với một lượng không đáng kể. Điều này cho thấy trong giai đoạn 2008-2010 Công ty đã có những bước cải thiện đáng kể trong cách thức quản lí doanh nghiệp cũng như trong khâu kinh doanh vận tải, bán vật tư, than... đặc biệt là quản lí tốt chi phí đầu vào. Đầu tư tài sản cố định cho việc kinh doanh đã bước đầu thu được lợi nhuận, làm giảm áp lực tài chính và các khoản vay dài hạn cho Công ty trong giai đoạn này.

Chi phí nhân công cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong khoản mục và được thể hiện rõ nét qua khoản mục tiền lương của Công ty.

-. Đơn giá tiền lương trên tổng doanh thu = 9,2 đồng/1.000 đồng doanh thu. - Quỹ tiền lương của giám đốc = 300.000.000 đồng.

- Quỹ tiền lương Ban quản lý Nhân Chính: 295.003.800 đồng - Năng suất lao động bình quân tính theo tổng doanh thu NSLĐ bình quân năm 2009: trđ 4.270trđ/ng 312 000 . 335 . 1 = NSLĐ bình quân năm 2010: trđ 7.537trđ/ng 313 197 . 359 . 2 =

Mức tăng năng suất lao động: *100%) 100% 76.51% 270 . 4 537 . 7 ( − = - Đơn giá tiền lương sản phẩm:

{365 x 1.570.000 x (3,2 +0,1) + 3.672.500} x 12 tháng Đơn giá TL : ---

55.973.351.131

= 0,4552 đồng/ đồng tổng thu trừ tổng chi chưa có lương

* Tổng quỹ tiền lương năm 2010: 24.557.352546 đ

Như vậy, ta thấy rằng trong năm 2010 quỹ tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên đã tăng lên rõ rệt,góp phần nâng cao đời sống của người lao động trong Công ty.Năng suất lao động bình quân cũng tăng lên đáng kể, cho thấy chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty ngày càng được nâng cao, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn đã phát huy được khả năng của mình góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vật Tư Vận tải Xi Măng Việt Nam.doc (Trang 57 - 59)