Kết quả xác định tỷ lệ ớt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất bao tử cá tra tẩm gia vị sấy khô (Trang 68 - 75)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.1.3.3.Kết quả xác định tỷ lệ ớt

2 Phương pháp phân tích vi sinh:

3.1.3.3.Kết quả xác định tỷ lệ ớt

Ớt là thành phần không thể thiếu trong sản phẩm tẩm gia vị, nó có tác dụng tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm, đồng thời còn có vị cay.

Qua tiến hành thí nghiệm và kết quả cảm quan ở phụ lục 2.5 ta có kết quả sau:

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 8% 10% 12% 14% 16% % Mùi Vị Màu sắc Trạng thái Điểm chung Hình 3.5 Điểm cảm quan biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ ớt đến chất lượng cảm

quan sản phẩm

Đi

Nhận xét:

Dựa vào kết quả theo dõi điểm cảm quan chất lượng sản phẩm, nếu tăng tỷ lệ ớt từ 814% thì điểm cảm quan của sản phẩm tăng dần. Nhưng nếu tiếp tục tăng nồng độ ớt thì điểm cảm quan của sản phẩm lại giảm xuống.

Thảo luận:

Ớt là gia vị bổ sung góp phần tăng hương vị đặc trưng cho sản phẩm, do có chứa các thành phần cay thơm như diallysunfide (C3H5)2. Trong ớt có chứa capsaicine những thành phần này sẽ góp phần tăng hương vị đặc trưng cho sản phẩm. Ngoài ra khi được phối trộn thì ớt có tác dụng bảo quản và tạo màu cho sản phẩm. Vì vậy tỷ lệ này phối trộn bổ sung tùy vào khẩu vị đặc trưng riêng của từng vùng, từng miền.

Cụ thể kết quả đạt được ở tỷ lệ ớt là 8% thì chất lượng cảm quan của chế phẩm đạt trung bình. Trong kho đó, mẫu thí nghiệm với tỷ lệ 14% thì chất lượng cảm quan của chế phẩm có khuynh hướng tăng dần và đạt được các giá trị tối ưu ở nồng độ này, sau đó mới giảm dần khi tăng tỷ lệ ớt.

Kêt luận:

Mẫu có nồng độ ớt bằng 14% sản phẩm có vị cay vừa, màu sắc sản phẩm đẹp, do vậy chon tỷ lệ ớt thích hợp là 14% so với khối lượng bao tử cá sau khi hấp.

3.1.3.4 Kết quả xác định tỷ lệ gừng.

Nhận xét:

Dựa vào kết quả theo dõi điểm cảm quan chất lượng sản phẩm ta thấy điểm cảm quan của sản phẩm tăng dần khi nồng độ gừng tăng từ 13%, sau đó lại giảm khi nồng độ gừng tăng dần.

Thảo luận:

Trong gừng có chứa các chất tạo vị cay như Zingerol, Zingerola, Zingiberin, chúng vừa có tác dụng tạo vị cay đồng thời khử được mùi tanh cho sản phẩm. Nhưng nếu sử dụng với lượng lớn thì sẽ tạo vị đắng cho sản phẩm, nếu với lượng ít quá thì sẽ không tạo được mùi thơm đặc trưng cho sản phẩm.

Đối với mẫu 3 tỷ lệ gừng cho vào là 3% so với khối lượng bao tử sau khi hấp chín thì thấy cho mùi và vị tốt nhất.

Kết luận:

Qua phân tích kết quả trên đi đến chọn tỷ lệ gừng đem phối trộn là 3% so với khối lượng bao tử cá sau khi hấp chín.

Đi ểm 0 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6 1 % 2 % 3 % 4 % 5 % % M ù i V ị M à u s ắ c T rạ n g th á i Đ iể m c h u n g

Hình 3.6: Điểm cảm quan biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ gừng đến chất lượng cảm quan của sản phẩm.

3.1.3.5 Kết quả xác định tỷ lệ sorbitol.

Qua tiến hành thí nghiệm và kết quả cảm quan ở phụ lục 2.7 ta có:

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 1,3% 1,5% 1,7% 1,9% 2,1% % Mùi Vị Màu sắc Trạng thái Điểm chung Nhận xét:

Sau khi tiến hành thí nghiệm mẫu ở các nồng độ khác nhau nhận thấy: Khi nồng độ sorbitol tăng từ 1,251,5% thì điểm cảm quan của sản phẩm tăng dần và đạt giá trị tối ưu ở nồng độ là 1,5%. Nhưng khi tiếp tục tăng nồng độ sorbitol thì điểm cảm quan lại bắt đầu giảm xuống.

Thảo luận:

Sorbitol có khả năng cải thiện cấu trúc mềm mại, hạn chế sự mất khối lượng sản phẩm mà không là giảm giá trị của sản phẩm về mặt cảm quan. Sorbitol còn là chất bảo quản chống quá trình oxy hoá chất béo, ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc, kéo dài thời gian bảo quản, cải thiện cấu trúc sản phẩm.

Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới, lượng sorbitol cho vào thực phẩm không qui định giới hạn tối đa, lượng phụ gia này cho vào thực phẩm càng ít càng tốt sao cho lượng phụ gia cho vào thực phẩm vừa đủ để đạt yêu cầu công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đi

ểm

Hình 3.7: Điểm cảm quan biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ sorbitol đến chất lượng cảm quan của sản phẩm.

Do nếu lượng sorbitol cho vào ít quá thì sẽ không tạo được độ mềm mại, dẻo dai và độ bóng cho sản phẩm, thời gian bảo quản bị hạn chế. Nếu lượng sorbitol cho vào quá nhiều thì vị ngọt sẽ không hài hòa với các vị khác, bề mặt sản phẩm bị ẩm.

Kết luận:

Do vậy hàm lượng sorbitol thích hợp là 1,5% so với khối lượng bao tử cá sau hấp chín.

3.1.4 Kết quả xác định chế độ làm khô sản phẩm.

Qua thí nghiệm sơ bộ về nhiệt độ sấy khô sản phẩm ở 40oC, 45oC, 50oC cho thấy: Khi sấy ở 45oC sản phẩm có màu vàng đều và đẹp. Trong khi đó sấy ở 40oC thì thời gian sấy dài, màu vàng nhạt không đều, còn sấy ở 50oC tuy thời gian sấy ngắn nhưng giá trị cảm quan lại giảm, sản phẩm có màu vàng sậm.

Nguyên nhân do khi làm khô ở nhiệt độ cao các quá trình lý hóa xảy ra như sau: Khử nước mạnh, phân giải protid, chất béo, làm đông đặc và biến tính protid, khử hoạt tính của men, phá hủy các hợp chất hữu cơ kém bền vững ( vitamin), tiêu hao một phần mỡ và oxy hóa các acid béo không bão hòa, các biến tính trên không thuận nghịch

Làm khô ở nhiệt độ thấp, thời gian khử nước kéo dài, protid ít bị phân giải, biến tính do nhiệt, đồng thời hoạt tính của enzym không bị mất đi, nhiệt độ không quá cao vi sinh vật chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, thời gian làm khô kéo dài.

Từ những khảo sát trên đi đến chọn chế độ sấy khô sản phẩm ở 450C là thích hợp. Qua tiến hành thí nghiệm khi sấy khô sản phẩm ở nhiệt độ 45oC và kết quả cảm quan ở phụ lục 2.8 ta có:

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2h 3h 4h Thời gian Mùi Vị Màu sắc Trạng thái Điểm chung

Hình 3.8: Điểm cảm quan biểu diễn ảnh hưởng của thời gian sấy đến chất lượng cảm quan của sản phẩm.

Nhận xét:

Sau khi tiến hành 3 mẫu thí nghiệm tại ba thời gian khác nhau t1=2h, t2=3h, t3=4h thì khi tăng thời gian từ 2÷3h thì điểm cảm quan của sản phẩm cũng tăng dần và đạt giá trị tối ưu tại t2=3h, nhưng cứ tiếp tục tăng thời gian thì điểm cảm quan cũng giảm dần.

Thảo luận:

Hàm lượng nước trong sản phẩm mất đi trong quá trình sấy khô tỷ lệ thuận với thời gian. Thời gian sấy khô càng dài thì thì hàm lượng nước mất đi càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho sản phẩm thì khi sấy phải nghiên cứu và chọn chế độ sấy hợp lý. Nếu thời gian sấy quá ngắn thì lượng nước trong sản phẩm còn nhiều đồng thời không tạo được mùi thơm đặc trưng cho sản phẩm, thời gian bảo quản ngắn. Nếu thời gian sấy quá dài thì ẩm trong sản phẩm sẽ mất đi nhiều, làm cho sản phẩm bị khô cứng, cong vênh. Nước mất càng nhiều thì màu sắc, mùi vị của sản phẩm biến đổi càng nhiều do nguyên liệu bị mất nước , thể tích co rút, bị oxy hóa hoặc các sắc tố bị khử. Nước mất đi làm cho nồng

Đi

độ các thành phần trong bao tử cá tăng lên, sản phẩm sẽ có màu sắc đậm hơn và có mùi vị cháy khét.

Thời gian càng dài, biến hóa của bao tử cá càng lớn vì men và vi sinh vật có thời gian hoạt động. Đồng thời sự oxy hóa cũng tăng lên, sự tổn thất của chất ngấm ra càng nhiều làm cho màu sắc và mùi vị của sản phẩm không tốt.

Kết luận:

Vậy thời gian sấy 3h thì chất lượng cảm quan sẽ tốt nhất và đạt yêu cầu, lúc đó sản phẩm khô bề mặt, cơ thịt dẻo dai, màu vàng đẹp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình sản xuất bao tử cá tra tẩm gia vị sấy khô (Trang 68 - 75)