Tình hình nghiên cứu trong nước và tiêu chuẩn đất, rau 1 Tình hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất trong bùn đáy kênh rạch tại tp.hcm lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau muống (Trang 95 - 98)

I TL-BC ĐC A

5.2Tình hình nghiên cứu trong nước và tiêu chuẩn đất, rau 1 Tình hình nghiên cứu

5.2.1 Tình hình nghiên cứu

Các đề tài nghiên cứu về đất ở Việt Nam trong những năm qua chủ yếu nghiên cứu về sự phân bố địa lý, đặc điểm một số loại đất chính và vấn đề sử dụng đất

nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Khía cạnh về ô nhiễm môi trường đất chưa được xem xét kỹ lưỡng và hệ thống, tuy nhiên cũng có một số công trình nghiên cứu cấp địa phương về: xói mòn và thoái hóa đất do các yếu tố tự nhiên hoặc các tác nhân trong sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu,... nhưng còn ít về số lượng và hạn chế về nội dung và phạm vi nghiên cứu. Các vấn đề ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất công nghiệp, đô thị hoá, … cho đến nay hầu như chưa được nghiên cứu.

Năm 1995, Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường đã ban hành Tiêu Chuẩn Chất Lượng Đất nằm trong “các tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam về môi trường TCVN- 1995” bao gồm 11 tiêu chuẩn quy định:

• TCVN – 5297; TCVN- 5299; TCVN-5300; TCVN- 5301; TCVN-5302 theo quyết định số 171/QĐ-TĐC. • TCVN- 5941 theo quyết định số 229/QĐ-TĐC. • TCVN-5960; TCVN-5962 theo quyết định số 1025/QĐ-TĐC. • TCVN – 5961; TCVN-5963; TCVN-5979 theo quyết định số 903/QĐ- TĐC.

Trong tập tiêu chuẩn chất lượng đất có quy định về yêu cầu lấy mẫu, phương pháp xác định mức độ xói mòn đất do nước mưa, mức độ nhiễm bẩn, giới hạn tối đa cho phép của dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất, yêu cầu tái tạo đất, .… Tuy nhiên, các tiêu chuẩn này chưa đủ để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng đất, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng thì lại chưa có tiêu chuẩn. Chúng ta không bàn luận đến tính khoa học và thực thi của các tiêu chuẩn kể trên nhưng

thì còn thiếu và chưa chỉ ra khi nào đất cần phải thực hiện các biện pháp làm sạch, cải tạo hay phục hồi chức năng cho đất.

• So sánh với các thành phần của môi trường không khí, nước và đất, thì đất là một hệ thống phức tạp hơn nhiều, bởi vì những tính chất của đất và các đặc trưng hoá học, lý học, sinh học biến đổi rất lớn giữa các hệ thống đất khác nhau. Đất là một vật thể gồm chất rắn, chất lỏng (dung dịch đất) và chất khí. Mối quan hệ giữa đất, không khí, nước ngầm, hệ sinh thái và con người là tương quan nhân quả mật thiết với nhau. Bất cứ một sự thay đổi, biến động của một thành phần môi trường nào đó cũng kéo theo sự thay đổi/ảnh hưởng đến các thành phần môi trường khác.

• Đất thường có khả năng đệm (buffering capacity) và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như thành phần hoá học, cấu trúc vật lý, … của các hệ thống đất. Đất cũng là một trong những thành phần môi trường rất khó có thể đánh giá được chất lượng bằng cách định lượng.

• Chi phí xử lý hay phục hồi ô nhiễm đất rất tốn kém do vậy cần có chương trình giám sát chất lượng đất một cách thường xuyên, từ đó có thể phát hiện nguy cơ ô nhiễm đất và đưa ra những biện pháp khắc phục hay xử lý kịp thời để giảm bớt chi phí xử lý cuối cùng.

• Bộ tiêu chuẩn về chất lượng đất của Việt Nam chưa đủ để đánh giá chất lượng đất toàn diện, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng. Mặt khác bộ tiêu chuẩn này cũng không chỉ ra khi nào đất có dấu hiệu ô nhiễm

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất trong bùn đáy kênh rạch tại tp.hcm lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau muống (Trang 95 - 98)