d. Sự tích luỹ KLN trong các bộ phận cây
2.2.2 Các kết quả nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, chúng ta đã có bộ tiêu chuẩn về các chất độc trong môi trường nước, không khí nhưng trong môi trường đất chỉ có giới hạn cho phép của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Gần đây, cuối năm 2003, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra giới hạn cho phép của một số KLN trong đất nhưng không không chỉ rõ loại đất nào. Chính vì thế, đề tài sẽ kiểm chứng tính đúng đắn của tiêu chuẩn và bổ sung thêm một vài thông số độc chất đối với một số loại đất chính ở Việt Nam.
Lịch sử nghiên cứu kim loại nặng gắn liền với việc tìm ra và ứng dụng chúng. Sự phát triển của khoa học vật lý và hoá học, kim loại nặng được nghiên cứu chi tiết hơn. KLN cũng được nghiên cứu trong sinh học: vi sinh vật, thực vật, động vật và KLN đối với con người. Trong những thập niên gần đây, nghiên cứu về tài nghiên – môi trường phát triển khá mạnh mẽ; trong đó nghiên cứu về KLN – vai trò sinh lý, tác động động gây độc của chúng đối với sinh vật ngày càng nhiều.
Các đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của KLN trong đất đối với cây trồng nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế. Các đề tài tập trung chủ yếu vào phân tích hàm lượng các KLN trong đất ( ô nhiễm hay không ô nhiễm) rồi so sánh với các tiêu chuẩn KLN trong đất của nước ngoài. Điều này tạo ra sự lung túng trong đánh giá chất lượng đất vì đất là một môi trường rất phức tạp và phụ thuộc vào nhiều các yếu tố. Lê Huy Bá và cộng sự (1994) khi nghiên cứu về KLN ở trong đất đã cho thấy, ô nhiễm KLN trong môi trường đất không chỉ là hấp phụ trao đổi với keo đất mà chủ yếu dưới dạng liên kết với các axít humic và fulvic. Tổng lượng hấp phụ theo thứ tự: Zn (3575 ppm) > Mn(120ppm) > Cr (100 ppm) >CU (60ppm) >Ni (37 ppm) > Cd (1.3ppm). nhóm tác giả khi thử nghiệm ảnh hưởng của Cd và Pb đối với lúa trong duing dịch gây nhiễm đã tahy61 ảnh hưởng của Cd lên lúa mạnh hơn Pb. Ngoài ra, Lê Huy Bá và Nguyễn Văn Đệ (1998) khi thực hiện đề tài “ nghiên cứu ô nhiễm KLN trong môi trường đất, nước ở Nhà bè do nước thải công nghiệp và ảnh hưởng của nó đến cây lúa và giun đất “ cho biết hàm lượng KLN tích luỹ trong giun đất – được xem là chỉ thị đánh giá – chưa gây ảnh hưởng gì đến quá trình sinh trưởng của giun đất. Cây lúa non có thể chịu đựng được ảnh hưởng của Cd trong nước nhưng bị chết hoàn toàn ở nồng độ 0.32 ppm.
Tác giả Nguyễn Hồng Khanh ( 1999) đã khảo sát ảnh hưởng của nước mặt huyện Nhà Bè và một số KLN (Hg, As, Cd) lên sự sinh trưởng của cây lúa, rau muống cho thấy, rau muống phát triển khá tốt trong môi trường nhiễm độc cao và khả năng tích luỹ tỷ lệ thuận với hàm lượng Pb có trong dung dịch gây nhiễm. Tác già cũng nhận thấy, ở nồng độ thấp, Hg kích thích sự phát triển của cây lúa. Việc sử dụng phân chuồng có hàm lượng KLN cao bón cho một số loại rau ăn lá phổ biến tại huyện Thủ Đức cũng làm gia tăng hàm lượng KLN tích luỹ trong cây. Hàm lượng KLN trong đất – nước có quan hệ tuyến tính với nhau đối với cải ngọt, cải bẹ xanh và xà lách.
Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu khác như:
- Vũ Cao Thái và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải dệt nhuộm đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cải xanh (trong đó As, Cd, Pb là những ion có khả năng tích lũy cao).
- Lê Trình và cộng tác viên (1995) nghiên cứu độc tính của một số loại hình nước thải chính ở Thành phố Hồ Chí Minh (nước giải khát, dầu Tường An, hóa chất Tân Bình, nhà máy bia Việt Nam) trên đối tượng là cá (cá Chép, cá Rôphi đen, cá Hường và cá Trắm cỏ). Nhóm tác giả cũng đánh giá được ảnh hưởng của nguồn thải đến khả năng sống sót của các sinh vật khảo sát. Thông qua kết quả này, chất lượng nước thải ra của các nhà máy được đánh giá sát với thực tế hơn.
- Lê Huy Bá và cộng tác viên (2000) đã xem xét ảnh hưởng của các độc chất kim loại nặng lên một số thực vật (cây lúa, rau muống) trong môi trường
dinh dưỡng, động vật (giun tròn, trai, tôm càng xanh) và sự tích lũy độc chất trong cơ thể của chúng.
- Lê Huy Bá, Thái Văn Nam (2004) nghiên cứu ảnh hưởng của một số KLN (Pb, Hg, Cd) lên quá trình sinh trưởng của một số cây trồng nông nghiệp trên đất xám phù sa cổ điển miền Đông Nam Bộ. Nhóm tác giả đã đề nghị tiêu chuẩn cho phép của các KLN này trong điều kiện đất khảo sát.
Một nghiên cứu khác mang tính thực địa của tác giả Võ Quyết Thắng khi nghiên cứu hàm lượng KLN trong rau muống ở Thanh Trì, Hà Nội cho thấy hàm lượng Pb trung bình ở các điểm khảo sát (5 điểm) là 44.14 ppm. Đặc biệt có khu vực lên đến 120 ppm. Qua báo cáo, tác giả cho biết hàm lượng KLN trong đất ở khu vực khảo sát trong đất trồng rau muống giảm dần theo dãy: PB > Fe > Cr > Cu > Ni. Hàm lượng Pb trong rau muống đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế từ 1 –12 lần.
Đề tài nghiên cứu hàm lượng KLN trong bùn đáy, trong nước và trong một số loại rau thủy tinh, của TS Bùi Cách Tuyển, Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm Tp HCM, thực hiện trong 2 năm (1999-2000) tại TP HCM cho thấy, nhiều mẫu rau được lấy phân tích không an toàn, rất nhiều loại bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng kẽm trong mẫu rau muống ở Bình Chánh cao gấp 30 lần mức cho phép, tại các ao rau muống ở Thạnh Xuân cao gấp 2-4 đến 12 lần. Hai mẫu rau rút ở Thạnh Xuân có hàm lượng chì gấp 8,4-15,3 lần mức cho phép, mẫu rau muống ở Thạnh Xuân có hàm lượng chì cao gấp 2,24 lần, mẫu rau muống ở Bình Chánh có hàm lượng chì cao gấp 3,9 lần, mẫu ngó sen ở Tân Bình có hàm lượng chì cao gấp 13,65 lần. Hàm lượng kim loại đồng tại một ruộng rau muống ở Thạnh xuân cao gấp 2 lần mức