Khả năng lan truyền ô nhiễm là tích luỹ, phát tán các kim loại nặng trong đất và làm ô nhiễm trực tiếp đến đất, cây trồng, vật nuôi và cả con người khi ăn phải thức ăn bị nhiễm kim loại nặng. Khi các kim loại nặng xuất hiện trong đất thì khả năng lan truyền của chúng rất nhanh. Nó gây độc cho tất cả những gì xung quanh: đất, nước, không khí, động thực vật, hệ sinh thái, con người.
Các kim loai nặng(Cd, Hg, Pb,Cu) trong đất bị ô nhiễm sẽ có ảnh hưỏng rất lớn đến thực vật và cây trồng thông qua dây chuyền thực phẩm sẽ lại tác động lên sức khoẻ con người và động vật. Tuỳ theo từng chất mà nó có những tác động khác nhau đến các bộ phận của cơ thể.
Hầu hết các kim loại nặng(Hg, Pb, Cd, Cu) được xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, đường miệng, đường tiêu hoá, qua da…và được tích luỹ ở phổi, thận, gan, tụy, tuyến giáp. Sau đó chúng được thải loại qua kết tràng và thận. Một tỷ lệ nhỏ được thải qua da và nước bọt (dó là do cọ thể sinh vật có khả năng bài tiết thải loại độc chất). Nhưng nếu tích tụ với một hàm lượng lớn trong cơ thể thì có thể dẫn đến nhiều căn bệnh lạ, nặng hơn nữa có thể dẫn đến cái chết.
Tổng lượng kim loại có trong đất không phản ánh được các nguyên tố được vận chuyển đến rễ, có khi nó chỉ là một phần nhỏ cần thiết cho cây trồng. Mặt khác,
hàm lượng kim loại nặng trong đất thấp hơn hàm lượng mà cây trồng hấp thu, chính vì thế, một phần lớn các kim loại nặng có đặc tính sinh học tồn tại ở pha rắn.
Tuỳ vào mức độ linh động của chúng và dung dịch đất mà dung dịch đất có thể tồn tại ở 4 dạng khác nhau. Hai dạng tồn tại đầu, kim loại ở dạng ion và có trong dung dịch, dạng thứ ba, mặc dù tồn tại ở pha rắn nhưng có thể đi vào dung dịch khi cần thiết và trở nên có sẵn khi cây trồng sinh trưởng. Ở dạng thứ tư, kim loại bị liên kết chặt với các hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ khác và không có sẵn trong cây. Sự hấp thu hay tích luỹ kim loại nặng cây trồng bị ảnh hưởng bời rất nhiều thông số như: pH, Eh, hàm lượng chất hữu cơ, cân bằng dinh dưỡng, nồng độ của các ion kim loại nặng khác cũng như độ ẩm và nhiệt độ.