I TL-BC ĐC A
3.6.2 Đo đạc các chỉ tiêu
Đếm số lượng hạt nảy mầm sau 3, 5, 7 ngày gieo nhằm xem khả năng tác động của các độc chất lên hạt trong quá trình nảy mầm.
Số lượng lá thật, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng các lá thật 1, 2 và 3 sau 7, 11, 14, 17, 21, 24, 28 ngày gieo. Sau 28 ngày gieo cây ra rất nhiều lá thật nhưng trong nghiên cứu này tôi chỉ tập trung khảo sát ảnh hưởng của độc chất lên 3 lá thật đầu tiên của cây để xem khả năng tác động của các độc chất lên giai đoạn đầu của quá trình ra lá, đồng thời đây là các lá thật đầu của cây nên rất quan trọng cho quá trình phát triển của cây sau này. Các số liệu đo sau 7, 14, 24, 28 ngày sẽ được phân tích bằng phần mềm
Stagraphics để xem xét sự khác biệt giữa các nồng độ với nhau. Còn các số liệu khác đo sau 11, 17, 24, ngày được lưu giữ để phòng khi các số liệu chính bị thất lạc hay trong quá trình nghiên cứu có vấn đề bất thường thì có thể đem ra để đối chứng lại.
Đo chiều dài rễ, trọng lượng khô của thân lá và rễ cây, hàm lượng KLN tích lũy trong thực vật, tỷ lệ sống sót của cây sau 28 ngày gieo.
Ngoài ra ta có thể tính khả năng hấp thụ các KLN của các bộ phận thực vật khảo sát như sau: từ hàm lượng KLN tích lũy trong các bộ phận (mtl thân, mtl rễ ) đã qua phân tích, hàm lượng KLN ban đầu cho vào đất ( M) và khối lượng khô của cây thu được (mo) (tính theo số lượng cây khi thu mẫu – n: số cây). Chúng ta lập công thức tính toán khả năng hấp thụ của KLN theo công thức (tất cả các giá trị trên đều tính theo):
( mtl thân, mtl rễ)*mo
N*M*1000
Công thức này tính cho khà năng hấp thụ KLN của một số trồng nào đó.