được khả năng ảnh hưởng của KLN đối với thực vật và khả năng hấp thu KLN của thực vật. Do khả năng đệm và xử lý của môi trường đất rất cao nên nồng độ của KLN gây nhiễm thường rất lớn ( có thể lên đấn 1000 ppm ). Dựa vào ba mô hình trên, tôi chọn mô hình (c) làm thí nghiệm để khảo sát.
3.5 Bố trí thí nghiệm
3.5.1 Địa điểm và thời gian bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ ngày 01/07/06 đến ngày 08/08/06 tại địa điểm 144/2 đường số 3, quận Thủ Đức, Tp.HCM. Hóa chất và các giai đoạn tiền xử lý sản phẩm được thực hiện tại phòng thí nghiệm 15 của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ.
3.5.2 Hình thức bố trí thí nghiệm3.5.2.1 Quy trình khảo sát 3.5.2.1 Quy trình khảo sát
Dựa vào “ phương pháp Tiêu chuẩn về thí nghiệm độc tính cấp của Hiệp hội sức khỏe Cộng đồng Mỹ ( 1995 ), thí nghiệm được thực hiện theo trình tự 2 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Bố trí thăm dò để tìm giá trị giới hạn nồng độ thí ngiệm thực. Thời
hian thí nghiệm là 1 tuần kể từ ngày cấy hạt đã nẩy mầm xuống đất.
Giai đoạn 2: Bố trí thí nghiệm chính thức, trong giai đoạn này sẽ khảo sát kỹ ảnh
hưởng của các độc chất KLN đến quá trình sinh trưởng của thực vật khảo sát. Thời gian thí nghiệm là 4 tuần.
3.5.2.2 Bố trí thí nghiệm a. Bố trí thăm dò a. Bố trí thăm dò
Chúng ta thí nghiệm với bùn đáy ở hai kênh: kênh Tham Lương-Bến Cát và kênh Tàu Hũ – Bến Nghé. Mỗi một kênh được bố trí riêng một lô, mỗi lô gồm 5 nghiệm thức và lặp lại 3 lần.
Bảng 3.5: Dãy nồng độ của từng lô trong bố trí thăm dò
Stt lô Tên kênh NT1 NT2 NT3 NT4 NT5
I TL-BC ĐC 80%-20% 50%-50% 20%-80% 100% Bùn
II TH-BN ĐC 80%-20% 50%-50% 20%-80% 100% Bùn
Tìm giới hạn nồng độ thí nghiệm chính thức: là giá trị nồng độ tại đó với điểm đầu là nồng độ mà hạt giống có thể nảy mầm và điểm cuối là nồng độ mà hạt giống không thể nảy mầm hoặc tỉ lệ nảy mầm thấp trong thời gian 1 tuần.