Aûnh hưởng của KLN khảo sát đến chiều dài rễ cây rau muống sau 28 ngày gieo

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất trong bùn đáy kênh rạch tại tp.hcm lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau muống (Trang 73 - 77)

I TL-BC ĐC A

4.2.7Aûnh hưởng của KLN khảo sát đến chiều dài rễ cây rau muống sau 28 ngày gieo

Bảng 4.12 Aûnh hưởng của độc chất đến chiều dài rễ cây rau muống sau 28 ngày gieo (cm) (xem bảng phụ lục 3.37, 3.38 )

Nồng độ Lô I(TL-BC) Lô II (TH-BN)

ĐC : NT1 16.7 (a) 16.1 (a) 8:2 NT2 14.6 (b) 13.1 (b) 6:4 NT3 11.9 (c ) 10.6 (c ) 5:5 NT4 6.7 (d) 6.3 (d) 4:6 NT5 3.5 (e) 3.2 (e) 2:8 NT6 1.4 (f) 1.1 (f) 10(bùn) NT7 0(g) 0(g) Mức ý nghĩa (95%) 0.0000 0.0000

Chú thích: trên cùng một cột có các chữ giống nhau thì sự khác biệt không có ý nghĩa với độ tin cậy là 95%

Biểu đồ 4.9 Aûnh hưởng của độc chất đến chiều dài rễ cây rau muống sau 28 ngày gieo trong lô thí nghiệm I(cm)

Biểu đồ 4.10 Aûnh hưởng của KLN khảo sát đến chiều dài rễ cây rau muống sau 28 ngày gieo trong lô thí nghiệm II (cm)

Ở bảng 4.12, biểu đồ 4.9 và 4.10 ta thấy chiều dài của rễ càng giảm khi nồng độ bùn càng gia tăng. Trong khoảng nồng độ từ ĐC đến 60%-40% chiều dài rễ cây phát triển tốt, chiều dài rễ cây lớn nhất là ở nồng độ ĐC với chiều dài 16.7 cm (lô I), vì bộ rễ chưa chịu tác động xấu từ hàm lượng độc chất hoặc có chịu nhưng là còn nhỏ nên chưa bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng trong khoảng nồng độ từ 50%-50% sự ảnh hưởng của độc chất đã rõ rệt, bộ rễ bị tác động và bị hạn chế sự hoạt động

nên bộ rễ ngắn hơn và kém phát triển hơn so với nồng độ ĐC, chiều dài rễ thấp nhất là ở nồng độ 20%-80% với chiều dài rễ là 1.4 cm chỉ bằng 1/12 so với chiều dài rễ cây ở nồng độ ĐC. Như vậy, kết quả về chiều dài rễ cây rau muống sau 28 ngày gieo đã phản ánh đúng với những nhận xét trước về tác động của độc chất đối với tỉ lệ nảy mầm, chiều cao cây, chiều dài và chiều rộng của các lá thật và độ ẩm cây rau muống. Có thể lý giải rằng sự phát triển chậm của các bộ phận củ cây rau muống đều xuất phát từ sự kém phát triển của bộ rễ. Trong khoảng nồng độ từ 50%-50% trở đi hàm lượng độc chất có trong đất cao, chính hàm lượng này đã tác động xấu đến bộ rễ, vì rễ rau muống là rễ chùm nên có khả năng hấp thụ các chất trong đất rất lớn, tuy nhiên trong trường hợp này rễ cây hầu như không có rễ do bị thối hoặc chỉ có rễ trụ chính, các rễ con đều đã bị rụng mất, các lông hút thì rụng bớt đi. Đây chính là phương thức của cây nhằm hạn chế quá trình hấp thu độc chất vào đất bằng cách kìm hãm sự phát triển của bộ rễ để giảm sự hút chất dinh dưỡng và nước từ đất, dẫn đến cây thiếu nước làm cho độ ẩm cây giảm, hạt mầm không đủ chất dinh dưỡng nên phát triển chậm, lá không có khả năng tổng hợp và quang hợp để tạo ra diệp lục, làm cho lá có màu trắng và xanh nhạt, đồng thời cây cũng hạn chế sự ra lá thật và chậm phát triển về chiều dài và chiều rộng các lá thật. Trong quá trình đầu sinh trưởng , cây còn lấy chất dinh dưỡng từ hạt nhưng khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm thì cây không có khả năng sinh trưởng tiếp. Chính bộ rễ cây không phát triển nên cây không có khả nặng hút nước và các chất dinh dưỡng làm cho cây chậm phát triển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của các độc chất trong bùn đáy kênh rạch tại tp.hcm lên quá trình sinh trưởng và phát triển của cây rau muống (Trang 73 - 77)