Các bớc của quá trình hoà giải:

Một phần của tài liệu Tổng quan về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay.doc (Trang 51 - 54)

II. Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng phơng pháp tiền khởi kiện 1 Th ơng l ợng:

3. Các bớc của quá trình hoà giải:

Quá trình hoà giải phụ thuộc rất nhiều vào mức độ xung đột của các bên. Nếu các bên căng thẳng với nhau thì sẽ rất khó hoà giải, ngợc lại mọi tranh chấp sẽ đợc giải quyết nhanh chóng nếu các bên bình tĩnh đàm phán.

Bớc đầu tiên và cũng là bớc quan trọng nhất trong quá trình hoà giải, đó là khi các bên cùng gặp nhau để thoả thuận rằng sẽ dùng biện pháp hoà giải để giải quyết tranh chấp, khi đó các bên sẽ bớt căng thẳng và sẽ cùng hớng tới vụ việc tranh chấp, xem xét và công tác với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Đại diện của các bên và ngời hoà giải sẽ cùng làm việc, tìm ra những phơng án đó để giải quyết tranh chấp. Khi các bên cùng đồng ý với cách giải quyết đó thì việc hoà giải coi nh đã thành công.

Trong hoà giải, không có một quá trình hoà giải nào đợc coi là hoàn hảo cả. Tuy nhiên, dựa vào các vụ tranh chấp đã đợc giải quyết thành công thì trình tự dới đây đợc coi là khá lôgic và đạt hiệu quả cao:

Bớc 1:Gặp gỡ ngời hoà giải với các bên:

Cuộc gặp gỡ giữa các bên với ngời hoà giải là rất cần thiết vì một số lý do sau:

- Các bên có thể đánh giá đợc trình độ của ngời hoà giải;

- Ngời hoà giải có thể thảo luận với các bên về các vấn đề có liên quan đến quá trình hoà giải nh: các quy tắc cơ bản của quá trình hoà giải (thảo luận và sửa đổi cho hợp lý), lịch làm việc với các bên...

- Các bên có thể thoả thuận về vai trò của ngời hoà giải mà họ yêu cầu;

- Các bên sẽ giúp ngời hoà giải hiểu sơ qua về vụ tranh chấp;

- Cuộc gặp gỡ này sẽ giúp ngời hoà giải hiểu rõ rằng các bên có thiện chí giải quyết tranh chấp bằng hoà giải;

- Trong các cuộc gặp gỡ này, các bên sẽ cử ra đại diện của mình và thảo luận về mức độ uỷ quyền của ngời đại diện này. Nếu vụ tranh chấp có số tiền lớn thì các bên không nên uỷ quyền hoàn toàn cho ngời đại diện ký vào văn bản cuối cùng mà chỉ nên uỷ quyền tơng đối. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc trao đổi tài liệu nếu cần.

Bớc 2: Giúp ngời hoà giải nắm vững vụ tranh chấp:

Để giải quyết tranh chấp thì bớc tiếp theo, ngời hoà giải phải nắm vững vụ việc, ngời Hoà giải sẽ yêu cầu các bên gửi tài liệu cần thiết về vụ tranh chấp. Tài liệu quan

trọng nhất: là một bản tóm tắt về vụ tranh chấp, nếu các bên thoả thuận sẽ trao đổi tài liệu thì việc trao đổi tài liệu sẽ đợc tiến hành ở giai đoạn này.

Sau khi đã nộp các tài liệu thì tiến hành cuộc họp thứ hai giữa các bên và ngời hoà giải. Trong cuộc họp này, đại diện của các bên sẽ trình bày quan điểm của mình và bác bỏ những ý kiến của bên kia nếu nh chúng đợc xem là sai trái, các bên đợc tự do trình bày theo cách của mình nhng ngời hoà giải có quyền hạn chế về thời gian. Ngời hoà giải đợc tự do hỏi các bên chi tiết để hiểu rõ vụ việc và có thể yêu cầu không ghi lại biên bản cuộc họp này.

Tại cuộc họp riêng, ngời hoà giải sẽ gặp gỡ riêng với từng bên. Tại cuộc gặp gỡ riêng này, các bên có thể sẽ trình bày trung thực hơn, vì thế ngời hoà giải có thể tìm hiểu đợc các thông tin chính xác hơn mà các bên không tiết lộ trong cuộc họp chung, ngời hoà giải có thể tìm hiểu kỹ hơn một số khía cạnh trong lần trình bày trớc hoặc yêu cầu các văn bản pháp lý có liên quan.

Để hoà giải có hiệu quả thì ngời hoà giải nên giữ kín mọi chi tiết trong quá trình hoà giải và phải kiểm soát đợc mối liên lạc của các bên. Ngời hoà giải có thể yêu cầu đại diện của các bên không đợc tự do liên lạc với nhau mà không đợc sự cho phép của ngời hoà giải.

Bớc 3: Xác định thực chất của vụ tranh chấp

Qua bản tờng trình, tài liệu mà các bên đã nộp cùng ý kiến trình bày với biên bản tại các cuộc họp của các bên, ngời hoà giải có thể thấy đợc các bên nhìn nhận sự việc sẽ rất khác nhau, ngời hoà giải phải xác định đợc những sự khác nhau đó và tìm cách giúp các bên nhìn nhận sự việc một cách thống nhất. Trong hoà giải, không có một biện pháp giải quyết chung nào mà ngời hoà giải phải xử lý một cách linh hoạt tuỳ vào từng trờng hợp cụ thể.

Bớc 4: Thơng lợng để tìm ra một giải pháp

Việc thơng lợng sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi các bên tập trung vào những lợi ích thiết yếu của mình để đàm phán, tránh thảo luận những vấn đề phụ, không cần thiết vì những vấn đề ấy có thể làm các bên mất quyền lợi của bản thân họ và lợi ích của bên kia, tránh xung đột, thúc đẩy các bên cùng hợp tác để tìm hớng giải quyết có lợi cho tất cả các bên.

Ngời hoà giải phải tóm tắt bản tờng trình, xác định rõ lợi ích của các bên và tìm ra một giải pháp.

Dựa vào các cuộc họp riêng với từng bên, thông thờng những ngời hoà giải giỏi, giàu kinh nghiệm biết trong trờng hợp nào thì ngòi hoà giải đề xuất phơng hớng giải quyết và trờng hợp nào các bên nên tự mình đề xuất. Hớng giải quyết đợc coi là hợp lệ phải có sự đồng ý của tất cả các bên. Nếu một bên đề xuất một phơng hớng giải quyết với ngời hoà giải thì ngời hoà giải không đựơc phép bác bỏ, trừ khi ngời hoà giải biết chắc rằng phơng án đó không hợp lý, ngời hoà giải sẽ chỉ đề xuất hớng giải quyết sau khi đã tìm hiểu rõ nguyện vọng và lợi ích của tất cả các bên.

Biện pháp giải quyết tranh chấp đợc đề xuất đầu tiên, dù xuất phát từ phía nào đi chăng nữa, cũng cha chắc đã là biện pháp cuối cùng, có thể nó sẽ là cơ sở để các bên tiến hành thơng lợng, ở giai đoạn này, những nhà hoà giải giỏi sẽ đóng vai trò con thoi ngoại giao nh gặp mặt từng bên để làm cầu nối các bên lại với nhau hoặc để tìm ra một giải pháp có tính chất khả thi hơn. Một số ngời hoà giải khác tổ chức những cuộc họp chung giúp các bên xích lại gần nhau. Có trờng hợp ngời hoà giải gặp những ngời chủ chốt của các bên (gặp riêng hoặc chung) để có thể tìm ra một giải p háp hợp lý, khi tất cả các bên đã đồng ý với một giải pháp thì ngời hoà giải hoặc đại diện của một bên sẽ thảo một bản thoả thuận, văn bản này sẽ đựoc in ra nếu cần và phải đợc thực hiện.

Một phần của tài liệu Tổng quan về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay.doc (Trang 51 - 54)

w