1 Khối BRIC: Khái niệm BRIC do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đưa ra BRIC là từ ghép chữ cái đầu của tên 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – tức 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có vai trò quan trọng
2.5. Áp lực cạnh tranh
Do Trung Quốc là 1 thị trường lớn, thu hút không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả những nhà đầu tư nước ngoài, nên áp lực cạnh tranh hiện tại của thị trường này rất lớn.
Trung Quốc thu hút một số lượng lớn các công ty, tập đoàn đầu tư nước ngoài với các hình thức kinh doanh muôn màu muôn vẻ nhưng cũng là nơi cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nội địa với các hãng nước ngoài. Trong số hàng chục triệu công ty đang hoạt động tại Trung Quốc, có những tập đoàn khổng lồ đến mức năm 2000 doanh số đạt 50 tỉ USD, nộp ngân sách 12 tỉ USD, lợi nhuận đạt 7 tỉ USD như tập
đoàn dầu khí Sinopec.
Trong vòng 10 năm qua, các nhãn hiệu hàng hóa nước ngoài nổi tiếng như Coca Cola hay Head & Shoulder từng đè bẹp các nhãn hiệu hàng hóa nội địa của Trung Quốc. Thế mà gần đây, các nhãn hiệu trong nước đã giành lại thị trường của mình với các hãng nước ngoài trong một cuộc cạnh tranh khốc liệt chưa từng có.
Theo công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen của Mỹ, năm 1999 các nhãn hiệu nội địa như Bee & Flower, Slek và Olive chỉ chiếm chưa tới 1/3 thị trường dầu gội đầu Trung quốc thế mà nay doanh số bán của các công ty này đã tăng nhiều lần.
Với dân số khổng lồ, Trung Quốc là thị trường to lớn nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh sinh tử của các công ty đa quốc gia như Coca Cola, nhà sản xuất dao cạo Gillette và P & G, những công ty đã chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với các loại nước giải khát và xà phòng. Công ty P&G bắt đầu sản xuất tại Trung Quốc từ năm 1988, 10 năm sau khi Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, tổng doanh thu các loại sản phẩm của P&G đã đạt hơn 1 tỷ USD.
Theo công ty ACNielsen, có 4 loại mặt hàng tiêu dùng được tiêu thụ nhanh nhất và với số lượng lớn nhất trên thị trường Trung Quốc là dầu gội đầu, xà phòng, bột giặt và kem dưỡng da. Các nhãn hiệu nội địa đã chiếm hơn một nửa thị phần về số lượng. Các sản phẩm nội địa của Trung Quốc không những có giá rẻ hơn mà còn thu hút được nhiều khách hàng nhờ chiến dịch quảng cáo khôn ngoan của họ. Ngành quảng cáo trong nước cho các sản phẩm nội địa thậm chí còn lớn hơn cả chi phí của các công ty
đa quốc gia.