Quy chế về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 43 - 46)

1 Khối BRIC: Khái niệm BRIC do Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) đưa ra BRIC là từ ghép chữ cái đầu của tên 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc – tức 4 nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có vai trò quan trọng

2.7.2.5. Quy chế về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu

Hơn một năm sau khi Trung Quốc chính thức công bố “Luật an toàn thực phẩm của nước CHND Trung Hoa” vào ngày 28/2/2009, đến nay Trung Quốc bắt đầu tiến hành công tác chuẩn bị cho sự ra đời của Quy chế này, nhằm đi sâu hơn nữa, cụ thể

hơn nữa công tác giám sát quản lý trong lĩnh vực an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Phạm vi điều chỉnh của Quy chế này là thực phẩm xuất nhập khẩu, còn quy chế quản lý an toàn đối với chất phụ gia thực phẩm xuất nhập khẩu, sản phẩm thực phẩm tương quan, lương thực, hoa quả, động vật sống dùng làm thực phẩm sẽ căn cứ vào quy định có liên quan khác để thực hiện.

Trong nội dung của bản dự thảo “ Quy chế quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” có 3 điểm cần chú ý:

Một là Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch thực hiện chế độ đăng ký với các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài khi xuất khẩu thực phẩm vào thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đại lý xuất khẩu đưa

thực phẩm vào thị trường Trung Quốc phải gửi hồ sơ cho Tổng cục giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch Trung Quốc để xem xét.

Đối với loại thực phẩm chưa có tiêu chuẩn quốc gia về mức độ an toàn thực phẩm, nếu là lần đầu tiên nhập khẩu thì doanh nghiệp nhập khẩu còn cần phải xuất trình giấy phép của Cơ quan hành chính quản lý Y tế của Quốc vụ viện Trung Quốc cho cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch và hàng hóa phải được kiểm nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế.

Hai là nếu phát hiện trong thực phẩm xuất nhập khẩu có vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an toàn thực phẩm, hoặc dịch bệnh, hoặc trong ngoài nước phát sinh các vụ

việc liên quan đến an toàn thực phẩm, hoặc dịch bệnh có khả năng ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu, thì Cơ quan giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch phải áp dụng biện pháp cảnh báo rủi ro, hoặc biện pháp khống chế, bao gồm hạn chế xuất nhập khẩu có điều kiện, kiểm tra nghiêm ngặt, ra lệnh thu hồi… . Ngoài ra, cũng có thể cấm xuất nhập khẩu, tiêu hủy tại chỗ hoặc trả lại. Cuối cùng, cũng có thể

tiến hành phương án xử lý khẩn cấp đối với vấn đề an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu.

Điều đáng chú ý là người nhập khẩu thực phẩm có vấn đề về an toàn thực phẩm cũng cần chủ động thu hồi hàng hóa và báo cáo lên Cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch

địa phương.

Ba là nếu thực phẩm nhập khẩu trước khi nhận được Chứng thưđủ tiêu chuẩn đã vi phạm quy định vềđịa điểm tập kết hàng hóa đã được chỉđịnh, nếu việc vi phạm này không phải vì mục đích thu lợi thì cơ quan kiểm nghiệm kiểm dịch sẽ yêu cầu phải chấp hành đưa hàng vềđúng nơi được chỉ định và xử phạt với mức từ 10.000 NDT trở

xuống.

Về xuất khẩu, nếu doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm có hành vi vi phạm quy định thì cơ quan kiểm nghiệm có quyền yêu cầu phải sửa chữa và bị xử phạt gấp 3 lần khoản thu lợi có được do vi phạm, cao nhất không quá 30.000 NDT, nếu vi phạm không vì mục đích thu lợi sẽ bị xử phạt với mức từ 10.000 NDT trở xuống.

Chính sách chống bán phá giá

Trong trường hợp một sản phẩm nhập khẩu, bằng việc bán phá giá hoặc trợ cấp,

đã gây ra những thiệt hại đáng kể hoặc góp phần là mối đe doạ gây ra những thiệt hại

đáng kể đến những ngành liên quan của Trung Quốc hoặc gây ra những rào cản nghiêm trọng đối với việc thiết lập những ngành liên quan tại Trung Quốc, những cơ

quan chức năng liên quan của Chính phủ Trung Quốc có thể tiến hành những biện pháp chống phá giá hoặc chống trợ cấp theo Quy định chống phá giá và chồng trợ cấp của nước CHND Trung Hoa.

Khi phát hiện hành động bán phá giá của các nhà sản xuất nước ngoài, gây ra những tổn thất cho công nghiệp trong nước, những biên pháp chống bán phá giá tạm thời sau đây được áp dụng:

1. Áp đặt thuế chống phá giá thạm thời trong vòng 4 tháng từ ngày tuyên bố

quyết định liên quan đến những biện pháp chống phá giá và có thể kéo dài tới 9 tháng trong những trường hợp đặc biệt.

2. Yêu cầu có một quỹđảm bảo bằng tiền mặt hoặc những hình thức đảm bảo khác

Chương 3

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)