Giải pháp cụ thể cho một số mặt hàng

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 73 - 78)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

4.2. Giải pháp cụ thể cho một số mặt hàng

Muốn gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc, thúc đẩy tăng trưởng GDP, đồng thời giảm tỷ lệ “nhập siêu” hàng năm, ta phải đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế

cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng phát triển thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng

có giá trị tăng cao, tăng sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ

và chất xám cao, giảm dần tỉ trọng hàng xuất khẩu thô.

Dầu thô:

Trong thời gian tới, chắc chắn nhu cầu nhập dầu thô của thị trường Trung Quốc đối với Việt Nam sẽ tăng vì các nguyên nhân sau:

- Nhu cầu sử dụng xăng dầu của Trung Quốc tăng khá nhanh do việc tăng các phương tiện và thiết bị có sử dụng xăng dầu trong xã hội.

- Việc mở rộng và nâng cấp các nhà máy lọc dầu trong nước sẽ làm tăng nhu cầu dầu thô làm nguyên liệu.

- Các sản phẩm từ dầu mỏ có nhu cầu tăng mạnh do các ngành sản xuất của Trung Quốc ngày càng tiến tiến hơn.

- Trung Quốc cũng không muỗn tăng sản lượng khai thác dầu mỏ trong nước vì họ

muốn nhập dầu thô trưóc đã.

- Dầu thô sẽ là một trong những sản phẩm có khả nănng đột biến nhu cầu của thị

trường Trung Quốc.

Muốn gia tăng sản lượng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc cần thực hiện:

- Điều tiết và bình ổn giá cả, đảm bảo không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, gây tăng giá đột biến, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người tiêu dùng.

- Tăng cường các hoạt động tham dò và khai thác các mỏ dầu nhằm gia tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của thị trường Trung Quốc.

- Các doanh nghiệp khai thác cần cải tiến thiết bị kỹ thuật phục vụ thăm dò và sản xuất, có chính sách đào tào nhân viên có kỹ thuật cao, khai thác tốt các nguồn vốn tín dụng, đặc biệt các vốn ưu đãi của Chính phủ hỗ trợ xuất khẩu, thế chấp L/C xuất khẩu để vay vốn…

- Tập đoàn dầu khí Việt Nam cần chú trọng phối hợp với các tập đoàn khác ở trong nước đểđóng mới các tàu chở dầu trọng lượng lớn.

- Trung Quốc nhập khẩu dầu thô từ phía ta về rồi sau đó sẽ đưa vào phục vụ sản xuất tạo ra giá trị tăng thêm khá cao trong khi lượng dầu thô ta lại xuất đi với khối lượng lớn, nhưng giá lại không cao mấy so với giá trị tăng thêm họ nhận

được. Vậy thì, việc gia tăng xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc cũng cần có sự điều chỉnh sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, dầu khí Việt Nam không thể cứ mãi xuất dầu thô, mà cần phát triển các lĩnh vực chế biến dầu thô nhằm mang lại giá trị gia tăng cao.

Nông sản:

- Đầu tư vốn và kỹ thuật để phát triển nguồn hàng xuất khẩu nhằm khai thác tiềm năng to lớn của sản xuất nông nghiệp Việt Nam tạo ra khối lượng sản phẩm phong phú về chủng loại và có số lượng lớn.

- Tăng cường năng lực chế biến để nâng cao giá trị hàng xuất khẩu: song

song với việc tăng cường vốn đầu tư cho thiết bị máy móc với công nghệ tiên tiến, trong giải pháp này cần phải chú ý đến việc xây dựng một chương

trình đồng bộ cho các sản phẩm trọng điểm trên cơ sởđa dạng hoá các sản phẩm trọng điểm có ưu thế xuất khẩu. Đồng thời, cần tổ chức ban chỉ đạo thống nhất nhằm mục đích liên kết các ngành sản xuất và cơ quan chức năng cùng phối hợp hành động xuyên suốt quá trình sản xuất- mua hàng- chế biến- xuất khẩu các mặt hàng nông sản.

- Cần chú ý những quy định về vấn đề an toàn thực phẩm do Trung Quốc quy định từđó sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn.

- Nông sản Việt Nam cũng cần phải xây dựng thơng hiệu cho sản phẩm hàng hoá của mình.

Thuỷ sản:

- Cần phải tăng cường đầu tư cho việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Nguồn tài nguyên ven bờ sẽ ngày càng cạn kiệt vì thế nếu không ra ngoài khơi xa để tăng khối lợng đánh bắt chúng ta sẽ không có đủ lượng nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho việc chế biến hàng xuất khẩu.

- Bên cạnh đó cần chú ý đầu tư vốn và kỹ thuật cho việc nuôi trồng thuỷ sản, tận dụng được diện tích mặt nớc lớn của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.

- Chú ý đến các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm vì vấn đề này

được quy định rất chặt chẽ khi nhập vào thị trường Trung Quốc. Điển hình là, thời gian này, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái đang gặp khó khăn do phía Trung Quốc kiểm tra khắt khe về

tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực tế đã có nhiều lô hàng, chủ yếu của tư thương bị trả lại do không đủđiều kiện mà đối tác đưa ra.

- Vì vậy cần phải liên kết các nhà sản xuất lại để thống nhất các tiêu chuẩn sản xuất việc này cần có sự phối hợp của nhà nước. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn yêu cầu cơ quan quản lý không cấp chứng thư cho doanh nghiệp có hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị rút Giấy phép kinh doanh.

- Nếu chúng ta xử lý không tốt việc thuỷ sản không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi xuất khẩu sang Trung Quốc, có thể dẫn đến việc các nhà nhập khẩu gây sức ép về giá và chất lượng đối với hàng từ Việt Nam. Trong khi đó, nếu chúng ta giải quyết tốt thị trường Trung Quốc, sẽ là câu trả lời tốt cho cả các thị trường còn tiềm năng cho xuất khẩu mặt hàng này.

- Nhà nước cần có những biện pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng thuỷ sản sang Trung Quốc như có những ưu đãi về mặt tín dụng và kỹ thuật cho các doanh nghiệp, lập quỹ dự phòng rủi ro trong xuất khẩu thuỷ sản...

Cao su:

Hiệp hội Cao su Việt Nam nhận định, xuất khẩu cao su nguyên liệu năm nay sẽ đạt được kế hoạch đề ra. Dự báo, với sản lượng cao su cả nước năm 2010 ước đạt 770 nghìn tấn mủ, tăng 6,4% so với năm 2009, kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2010 có thểđạt gần 1,5 tỷ USD, tăng khoảng 22,3% so với năm 2009. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành hiện nay vẫn khá băn khoăn, chưa yên tâm về chính sách mậu biên của Trung Quốc, trong khi xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc theo đường mậu biên chiếm tới 80% tổng lượng cao su của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này.

- Tăng cường chất lượng cao su nhằm gia tăng xuất khẩu.

- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phù hợp nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ

giữa hai lĩnh vực nông nghiệp (trồng nguồn nguyên liệu cây cao su) và công nghiệp chế biến (sản phẩm từ cao su), tạo nên sự hỗ trợ qua lại giữa khai thác và chế biến để cùng nhau phát triển.

- Có chính sách ưu đãi về tín dụng cho các nhà đầu tư trong ngành để vay vốn phát triển sản xuất và đổi mới trang thiết bị.

- Có chính sách thuếưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực: trồng và khai thác mủ cao su, công nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su có kỹ thuật cao, công nghiệp hóa chất đáp ứng cho ngành công nghiệp cao su và các ngành công nghiệp khác phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng thống nhất quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Công tác đào tạo cần hướng vào công tác quản lý, kỹ

thuật hiện đại đang ứng dụng ở các quốc gia đang phát triển.

- Khuyến khích và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ và tiếp thu công nghệ mới.

- Tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề phù hợp yêu cầu mới trong quá trình hiện đại hóa ngành cao su.

- Hiệp hội cao su Việt Nam cũng đề xuất với các cơ quan hữu quan của Bộ Công Thương cũng như các Thương vụ của Việt Nam tại Trung Quốc có những thông tin và thông báo kịp thời cho các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình chính sách mậu biên của Trung Quốc để doanh nghiệp có những giải pháp ứng phó kịp thời. - Chính phủ cần quan tâm tạo điều kiện điều hòa vốn ngoại tệ được tạo bởi xuất

khẩu nguyên liệu cao su cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trọng yếu cần phát triển như: chế biến cao su kỹ thuật chất lượng cao,... phục vụ ngành công nghiệp khác và xuất khẩu.

- Sớm thống nhất quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trung ương, địa phương trên địa bàn để thống nhất quản lý vào một mối, tạo điều kiện thống nhất quy hoạch, phối hợp phát triển tốt giữa các doanh nghiệp đưa đến việc sử dụng nhân lực, vật lực của nền kinh tếđược thực hiện một cách thống nhất, hợp lý và tối ưu.

Sắn và các sản phẩm từ sắn:

Ngày 7-9-2010, Bộ Công thương cho biết, diện tích trồng sắn của Việt Nam tăng mạnh từ 270.000ha (năm 2005) lên 510.000ha (năm 2009). Sản lượng cũng tăng nhanh, khoảng gần 9 triệu tấn. Gần đây, sắn còn được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất Ethanol, xăng sinh học, chế biến thức ăn gia súc...Theo Bộ Công thương, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất sản phẩm sắn lát và tinh bột sắn của Việt Nam. Hàng năm, Trung Quốc nhập khẩu hơn 6 triệu tấn sắn, tinh bột sắn để làm nguyên liệu, chiếm tới hơn 90% kim ngạch xuất khẩu sắn của Việt Nam

Muốn gia tăng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn, cần phải:

- Đưa các sản phẩm sắn trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta

- Gia tăng sản xuất chế biến các sản phẩm từ sắn thay vì xuất khẩu sản phẩm thô. - Mở rộng diện tính trồng sắn đáp ứng nhu cầu khá cao từ phía thị trường Trung

Quốc.

- Nâng cao chất lượng giống cây trồng thông qua các hoạt động nghiên cứu, tạo giống cây cho năng xuất cao, chất lượng sản phẩm tốt.

- Đầu tư vào các loại máy móc, trang thiết bị nâng cao chất lượng các loại sản phẩm, ví dụ như mặt hàng sắn lát.

- Hỗ trợ, cung cấp thông tin thị trường ngành cho người nông dân để họ có thể

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)