Thực trạng “nhập siêu”

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 61 - 63)

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

3.2.3. Thực trạng “nhập siêu”

Bng: Nhp siêu ca Vit Nam t Trung Quc và So sánh nhp siêu t Trung Quc vi tng NS ca c nước

Đvt: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2001 2006 2007 2008 2009 KH 2010 VN XK sang TQ 1.418 3.030 3.356 4.536 4.781 5.000 VN NK từ TQ 1.629 7.309 12.502 17.123 15.970 16.800 VN nhập siêu (NS) 210 4.360 9.145 12.587 11.190 11.300 T l NS 14,8% 143,9 % 272,5% 277,5 % 234 % 226% XK của cả nước 15.029 39.826 48387 62.685 56.584 60.544 NK của cả nước 16.217 44.891 60.783 80.714 68.830 72.660 Cả nước NS 1.118 5.065 12.398 18.031 12.246 12.016 T l NS ca c nước 7,9% 12,7% 25,6% 28,8% 21,6% 19,8% T trng NS t TQ/ NS ca c nước 18,7% 86,0% 73,76% 69,8% 97,1% 94,4%

Nguồn: Tự lập biểu theo số liệu của Bộ Thương mại, Bộ Công Thương

Nhận xét:

1 – Nhp siêu (NS) t th trường Trung Quc ngày càng ln c v giá tr và t l

tương đối. Năm 2001 nhập siêu từ Trung Quốc là 210 triệu USD, năm 2009 đã lên tới 11,1 tỷ USD, gấp 52,8 lần, đó là hệ quả tất yếu do XK của Việt Nam sang Trung Quốc cũng trong thời gian đó chỉ bằng 3,3 lần, còn NK bằng tới 9,8 lần. Tỷ lệ NS năm 2001 là 14,8%, năm 2006, tỷ lệ đó là vọt lên 143,89%, từ năm 2007 đến năm 2009 và dự

2 - T l NS t Trung Quc luôn ln hơn t l NS ca c nước. Năm 2001 tỷ lệ NS từ Trung Quốc là 14,8% trong khi tỷ lệ NS của cả nước là 7,9%. Từ năm 2006, các cặp số tương ứng vẫn “tuân thủ quy luật” đó nhưng độ doãng cách lớn hơn. Năm 2006 là: (143,9% và 12,7%); năm 2007 là: (272,5 và 25,6%); năm 2008 là: (277,5% và 28,8%); năm 2009 là: (234% và 21,6%); và dự kiến năm 2010 tình hình sáng hơn, nhưng vẫn tương tự: (226% và 19,8%)

3 - NS t Trung Quc chiếm phn ln tng NS ca Vit Nam. Năm 2001, tỷ trọng NS từ Trung Quốc chiếm là 18,7% NS của cả nước. Tỷ trọng đó bình quân 4 năm 2006 -2009 lên 78%, trong đó năm 2008 thấp nhất là 69,85, năm 2009 cao nhất là 97,1%. Dự kiến năm 2010 là 94,4%. Đây thực sự là oái oăm của ngoại thương nước ta, là trong khi nhập siêu từ Trung Quốc luôn áp đảo thì các thị trường khác như Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc… , ta lại xuất siêu. Nhưng đáng tiếc hơn là ta chỉ NK ở thị trường này kỹ thuật thấp, sao chép, thải loại, không tranh thủ được nguồn hàng từ nhưng nền kỹ

nghệ nguồn, hàng đầu thế giới. Những nhà máy xi măng lò đứng, nhà máy đường một thời đua nhau rước vềđã và đang còn đó làm chứng nhân.

Trong 5 tháng đầu năm 2010:

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, 5 tháng đầu năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với Trung Quốc đã đạt 9.693 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2009 và chiếm 16,9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong các thị

trường xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.

Biu đồ : Kim ngch xut nhp khu hàng hoá và cán cân thương mi gia Vit Nam - Trung Quc 5 tháng/2010 và 5 tháng/2009.

Cụ thể, trị giá hàng hoá Việt Nam nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm là 7.373 triệu USD, tăng 32% và kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này đạt 2.320 triệu USD tăng 43,7% so với cùng kỳ năm 2009, nâng mức thâm hụt thương mại của Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 5.053 triệu USD, gấp hơn 2 lần kim ngạch xuất khẩu và là thị trường mà Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn nhất.

Theo thống kê của Tổng cục Hải Quan, tính đến tháng 7 năm 2010, Việt Nam đã nhập siêu 8.088,083 triệu USD từ Trung Quốc (nhập khẩu đạt 11.726,298 triệu USD, tăng luỹ kế 50,4%; xuất khẩu đạt 3.638,215 triệu USD, tăng luỹ kế 44,53% so với cùng kỳ năm trước).

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 61 - 63)