Thành công và hạn chế trong hoạt động thương mại Việt Nam –Trung Quốc 1 Thành công và thuận lợ

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 63 - 65)

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

3.3. Thành công và hạn chế trong hoạt động thương mại Việt Nam –Trung Quốc 1 Thành công và thuận lợ

3.3.1. Thành công và thuận lợi

Trung Quốc là một thị trường khổng lồ nhưng "dễ tính": với dân số hơn 1.3 tỷ

người (đông nhất thế giới), Trung Quốc đang và sẽ là thị trường to lớn cực kỳ béo bở, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của người dân Trung Quốc lại gần giống người dân Việt Nam, ngoài ra sự đòi hỏi cũng như yêu cầu của người Trung Quốc không cao, không gắt gao lắm, do đó mức đầu tư cho một sản phẩm hàng hóa không cao, các doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng đáp ứng được.

Trung Quốc là thị trường láng giềng lớn nhất của Việt Nam: Hai nước có chung

đường biên giới dài trên 1450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế và 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên. Phong tục tập quán, nền văn hoá có nhiều nét tương đồng. Hệ thống chính trị và mô hình phát triển kinh tế cơ bản giống nhau.

Hàng rào thuế quan đã được cắt giảm: Kể từ năm 2007, Trung Quốc kết thúc thời gian bảo hộ theo cam kết gia nhập WTO. Theo đó, họ sẽ thực hiện một số chính sách, cơ chếđiều hành lĩnh vực xuất nhập khẩu của một quốc gia thành viên WTO. Do đó, hàng hóa khi xuất khẩu vào Trung Quốc sẽđược giảm thuế, điều này có thể giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, theo

Chương trình thu hoạch sớm (EHP) đối với nhiều loại hàng nông thuỷ sản nhập khẩu vào Trung Quốc đã chỉ bị thuế 0 - 5% vào kể từ năm 2006. Đồng thời, theo lộ trình cắt giảm thuế quan CAFTA, tới đây Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tiến hành cắt giảm thuế quan đối với danh mục hàng hoá thông thường. Hơn thế nữa, theo lộ trình cam kết, từ năm 2013, 40% tổng số dòng thuế sẽ đạt 0% và 100% tổng số

dòng thuế sẽ đạt 0% vào năm 2015, linh hoạt đối với 250 dòng thuế đạt 0% vào năm 2018

Trung Quốc đã đưa 174 mặt hàng chủ yếu vào áp dụng thuế xuất khẩu giảm tính: Trong đó có một số mặt hàng là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như” than đá, dầu thô, sắt thép thông thường... , thuận lợi cho Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này.

Cơ chế hợp tác giữa chính phủ, các bộ ngành và địa phương giữa hai nước

cũng đã có nhiều tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước. Một số thoả thuận liên quan đến hàng xuất khẩu của Việt Nam như kiểm dịch thuỷ sản và gạo, vệ sinh an toàn thực phẩm... đã và sẽ được ký kết tạo điều kiện pháp lý cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Trung Quốc vẫn còn áp dụng chế độ ưu đãi đối với hàng Việt Nam xuất khẩu qua đường biên mậu vào Vân Nam được giảm 50% thuế nhập khẩu và VAT là

điều kiện thuận lợi cho nhiều hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam như nông thuỷ sản, hàng chất lượng không cao.

Với đường đi lối lại trên bộ, đường sông, ven biển đều thuận, Việt Nam có thể

xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc nhiều hàng hóa phẩm cấp bình dân, khoáng sản, nguyên liệu thô, hoa quả, thủy sản tươi sống, khó bảo quản; và nhập khẩu (NK) từ thị

trường này máy móc thiết bị, nguyên nhiên liệu tương thích với trình độ sản xuất, khả

năng thanh toán, đáp ứng nhanh nhu cầu của nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, tự

phát…và bổ sung quỹ hàng tiêu dùng những năm sản xuất của ta còn chới với.

Xu hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm tới chi phối bởi những yếu tố như Việt Nam và Trung Quốc cùng bước vào xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng. Kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa cũng đem nhiều cơ hội cho quan hệ thương mại hai nước. Đối với Việt Nam, Trung

dạng với 1,3 tỷ dân. Trong đó, mức thu nhập bình quân đầu người (tùy địa phương) tại Trung Quốc hiện đạt 250 – 300 USD/năm đến 18.000 – 20.000 USD/năm. Đây là thuận lợi cơ bản cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Bởi với biên độ thu nhập khá rộng này, Việt Nam có thể xuất sang Trung Quốc hoặc nhập khẩu từ thị trường này những phẩm cấp hàng hóa đa dạng, giá cả khác biệt nhau.

Một thuận lợi khác là thị trường nội tệ Trung Quốc luôn ổn định trong 10 năm qua. Bên cạnh đó, xu hướng tích cực hợp tác đi đôi cạnh tranh mạnh mẽ trong thế kỷ

XXI sẽ thúc đẩy quan hệ ngoại thương Việt Nam và Trung Quốc phát triển theo hướng bền vững, toàn diện và sâu sắc hơn. Riêng đối với Trung Quốc, hiệp định thương mại Việt Nam và Hoa Kỳ có hiệu lực cũng mở ra nhiều cơ hội, thuận lợi với triển vọng mới.

Ngoài ra, sau khi Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc--ASEAN chính thức khởi

động vào ngày 1 tháng 1 năm 2010, thuế quan bình quân giữa Trung Quốc và ASEAN

đã từ 9,8% trước đây giảm đến 0,1%, thuế quan bình quân của sáu nước thành viên cũ

ASEAN Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-li-pin, Xin-ga-po, Thái Lan đã từ

12,8% giảm đến 0,6%, 90% sản phẩm của 4 nước thành viên mới Việt Nam, Lào,

Cam-pu-chia và Mi-an-ma sẽ thực hiện mục tiêu thuế quan 0% vào năm 2015.

⇒ ⇒ ⇒

⇒ Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong 10 năm qua cũng khẳng định, mặc dù còn những tồn tại nhưng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước

đã đạt những thành tựu đáng khích lệ. Đáng chú ý là, qua cnh tranh vi hàng Trung Quc, nhiu sn phm Vit Nam đã nâng cao cht lượng, ci tiến mu mã và có th

phn nht định ti Trung Quc. Đặc bit, nhiu hàng hóa Vit Nam trước đây chưa xut được sang Trung Quc thì hin nay đã được th trường này tiếp nhn. Nhiu doanh nghip xut nhp khu ca Vit Nam đã trưởng thành qua 10 năm buôn bán vi doanh nghip Trung Quc. Tất cả cho thấy triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian tới là khả quan, nhiều hứa hẹn và sẽ phát triển mạnh theo chiều hướng tích cực.

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 63 - 65)