Hạn chế và khó khăn

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 65 - 71)

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

3.3.2. Hạn chế và khó khăn

Hàng của ta quanh quẩn chỉ là hàng thô, rất thô, hàm lượng thấp hoặc tươi sống khó bảo quản, thậm chí mủ cao su, than đá…, Trung Quốc là khách hàng chính, giá đã

thấp lại thường bị ép cấp, kim ngạch XK thấp. Còn khi nhập về tiếng là nhập “nguyên nhiên vật liệu” nhưng đó lại là hàng hóa thực thụ như sắt thép, phân bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất, vải, sợi, da cho dệt may…, giá ắt sẽ cao dẫn đến tổng kim ngạch NK cao.

Việt Nam không có quy chế ràng buộc đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Còn phía Trung Quốc thường đề ra và thay đổi xoành xoạch những quy định về kiểm

định, về mức phí nhập cảnh… , khiến doanh nghiệp của ta nhiều phen điêu đứng, nhất là những nhà buôn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su.

Hàng Trung Quốc vào Việt Nam bằng bất cửa khẩu nào, đường bộ, trên biển, còn hàng Việt Nam qua Trung Quốc bị buộc phải qua một hoặc một số cửa khẩu do phía bên đó chỉđịnh.

Hàng Việt Nam chủ yếu loanh quanh ở các tỉnh phía Nam, Tây Nam Đại lục. Cá biệt có thứ vào xâu lại thường là hàng được phía Trung Quốc NK dạng thô mộc sau đó chau chuốt, thêm chi tiết tăng giá trị. Trong khi đó hàng Trung Quốc vào bất cứđịa chỉ

nào của Việt Nam, từ đô thành hạng đặc biệt đến bản làng hẻo lánh. Ngoài ra, buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới luôn nhức nhối, trong số đó không ít hàng bị

phát giác là mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực.., gây

ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, lưu thông, dân sinh.

Hàng Việt Nam sang Trung Quốc thường là thương hiệu danh tiếng. Hàng Trung Quốc vào Việt Nam đa phần là hàng địa phương, giá rất bèo, ai cũng “khuân” dù biết là “tiền nào của ấy. Trong rối rắm này, từ 1/1/2010, khi Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN có hiệu lực, hai bên sẽ cùng giảm thuếđối với hàng của nhau, chắc chắn là hàng Trung Quốc có lợi, bởi sức cạnh tranh cao hơn hẳn hàng Việt Nam, sẽ nhanh chóng lợi dụng sựưu đãi thuế quan đểđổ vào Việt Nam. Còn phía ta, hy vọng XK sang Trung Quốc chỉ có khoáng sản thô là cứ vô tư, còn hoa quả, thủy sản tươi, mủ cao su…. hãy dè chừng, thuế giảm nhưng các rào chắn khác đã sẵn sàng, các hàng hóa khác hãy… đợi đấy.

Cơ chế thanh toán vẫn sơ khai, tiền trao cháo múc, không an toàn. Ngân hàng quốc gia hai nước dường như không mặn mà vào cuộc, để dân buôn tự phát, phấp phỏng rủi ro.

Sức cạnh tranhcủa hàng hoá Việt Nam tại thị trường Trung Quốc so với chính hàng hoá cùng loại của Trung Quốc và các nước khác còn yếu. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có sự thay đổi theo hướng tích cực trong tư duy, luôn có thái độ ỷ lại, chờ đợi sự hỗ trợ của các cơ quan chủ quản, các bộ ngành không chủ động tìm hiểu, tiếp cận, thâm nhập thị trường, không tiếp cận được mạng lưới tiêu thụ ổn định, bền vững và lâu dài. Do vậy, rất dễ bịđộng trong quan hệ buôn bán với Trung Quốc.

Hai nước có cùng tư tưởng chính trị, nhưng không thống nhất với nhau về quan điểm chính trị. Do vậy dẫn đến mục đích phát triển kinh tế của mỗi nước không giống nhau. Ðây là mâu thuẫn lớn nhất và quan trọng nhất, dẫn đến sự khác biệt trong việc

đề ra chính sách của mỗi nước trong quan hệ kinh tế thương mại.

Yêu cầu tiếp nhận đầu tư của Việt Nam là công nghệ cao, không phá hoại tài nguyên và môi trường. Trong khi Trung Quốc không có chủ trương chuyển giao công nghệ cao cho Việt Nam và họ cũng không quan tâm đến việc bảo vệ tài nguyên và môi trường của chúng ta.

Việt Nam chủ trương thực hiện theo các hiệp định, nghị định ký kết chính thức giữa Chính phủ hai nước theo con đường chính ngạch, còn Trung Quốc lại muốn quan hệ kinh tế với Việt nam theo con đường biên mậu (tiểu ngạch) để dễ bề thâm nhập vào thị trường Việt Nam, tránh hàng rào thuế quan.

Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục áp đặt đồng tiền trong thanh toán thương mại giữa hai nước là Nhân dân tệ để dễ bềđiều tiết quan hệ hàng hoá- tiền tệ giữa hai nước có lợi cho Trung quốc. Ðây là vấn đề mà từ trước đến any chúng ta chưa quan tâm đúng mức và hầu như chưa có biện pháp hữu hiệu nào để lấy lại thế chủ động mà Trung quốc đang nắm giữ. Việt nam sẽ gặp không ít khó khăn nếu không giải quyết được vấn

đề này.

Phương tiện phục vụ quan hệ thương mại giữa hai nước còn có sự chênh lệch gây không ít khó khăn cho mỗi nước khi sự không đồng bộ xảy ra.

Trung Quốc luôn tìm cách phá thế bình đẳng trong quan hệ với Việt Nam. Ví dụ như thương nhân Trung Quốc không ngần ngại khi áp dụng những biện pháp có lợi cho họ và có hại cho ta, kể cả việc gian lận và lừa đảo có tổ chức như : nâng giá tạm

thời để ta tập kết hàng hoá ở biên giới rồi dìm giá hoặc bỏ không mua gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoặc Trung Quốc xuất khẩu hàng kém phẩm chất độc hại...việc này gây ra sự thiếu tin cậy trong quan hệ thương mại của ta đối với Trung Quốc. Buộc chúng ta phải có biện pháp đối phó thích đáng đôi khi làm căng thẳng quan hệ kinh tế thương mại hai nước.

Trung Quốc không có chủ trương đầu tư vào công nghiệp nặng và công nghiệp chế biến theo kêu gọi đầu tư của ta. Do vậy đã hạn chế đến tính ưu việt trong chính sách của Việt Nam đối với đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và hạn chế hiệu quả của hợp tác thương mại hai nước.

Về các mặt tư tưởng, tâm lý và mức độ tín nhiệm trong buôn bán qua biên giới của cả hai nước chưa cao. Ðôi bên có sự chênh lệch lớn về chính sách buôn bán qua biên giới tạo nên những ảnh hưởng bất lợi cho cả hai nước.

Cho tới nay vẫn chưa ký được Hiệp định chính thức mà vẫn còn thi hành " Hiệp

định tạm thời về xử lý những việc biên giới hai nước". Nên đã ảnh hưởng không nhỏ

tới sự phát triển buôn bán qua bien giới giữa hai nước Việt- Trung.

Hiện nay hai bên tuy có " Ghi nhận hội đàm" chống buôn lậu, hay hiệp định hợp tác đảm bảo và chứng nhận lẫn nhau về hàng hoá xuất nhập khẩu, nhưng vẫn không ngăn chặn nổi làn sóng: Hàng giả, hàng rởm, hàng kém chất lượng vào Việt Nam, hoặc những mặt hàng quý hiếm, hàng cấm của Việt Nam vẫn xuất sang Trung Quốc.

Cả hai bên đều có các thiếu hợp đồng giữa các xí nghiệp trong nước, gây nên tình trạng tranh mua, tranh bán với đối phương, tạo nên sự thiệt thòi cho phía mình.

Mặc dù ngày 26-5-1993 Ngân hàng trung ương của Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định hợp tác thanh toán, theo đó mọi khoản thanh toán phải thông qua Ngân hàng thương mại hai nước theo hệ thống quốc tế bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Nhưng thực tế từ 10 năm nay buôn bán qua biên giới Việt –Trung, mặc dù thanh toán xuất nhập có sự chuyển biến, từ chỗ hoàn toàn tự phát qua phương thức "Hàng đổi hàng" , buôn bán trao tay, tiến tới ký hợp đồng, thanh toán qua ngân hàng, nhưng cho

đến nay lượng thanh toán qua Ngân hàng còn rất nhỏ, chỉ chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch hàng hoá của cả hai bên. Ngân hàng chưa làm được chức năng kiểm soát và kinh doanh tiền tệ. Thị trường chợ đen buôn bán tiền công khai ở các cửa khẩu biên giới hai nước vẫn hoành hành, hiện tượng lừa đảo, chiếm dụng vốn, lưu hành tiền giảở

các tỉnh biên giới diễn ra thường xuyên. Ðiều này đã ảnh hưởng xấu tới quan hệ buôn bán qua biên giới Việt Nam- Trung Quốc.

Trong buôn bán với Trung Quốc, phía Việt Nam luôn bị nhập siêu ở mức lớn. Cán cân thương mại hai nước ngày càng mất cân đối, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam ngày càng tăng. Năm 2001, mức nhập siêu từ Trung Quốc là 200 triệu USD, đến năm 2009 đã tăng lên 11,1 tỷ USD, gấp 55 lần so với năm 2001. Bảy tháng đầu năm 2009, mức nhập siêu từ Trung Quốc tuy đã giảm 19,2% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng vẫn đạt trên 5,9 tỷ USD.

Trình độ phát triển khoa học và phát triển kinh tế của Trung Quốc cao hơn Việt Nam, khiến cho tính bổ sung giữa hai bên tăng lên, nhưng mặt khác cũng gây nên

ảnh hưởng bất lợi đối với hàng hoá Việt Nam muốn thâm nhập vào thị trường Trung Quốc.

Hàng xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu là nông sản, thực phẩm như hạt điều, bánh đậu xanh, sắn khô… Tất cả những mặt hàng này khi xuất sang Trung Quốc đều phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO), phải được kiểm định khá nghiêm ngặt về chất lượng, kể cả với mặt hàng đơn giản như sắn khô. Tại khu vực cửa khẩu, hệ thống máy móc kiểm định hàng hóa đã được phía Trung Quốc đầu tư hiện đại. Như vậy, về điều kiện kỹ thuật, Trung Quốc cũng đã thiết lập

được "hệ thống phòng thủ” khá chặt chẽ.

Trung Quốc sử dụng công cụ thuế quan trọng điều tiết hoạt động xuất, nhập khẩu rất hiệu quả. Mỗi mặt hàng khi xuất, nhập khẩu vào nước này có thể được áp dụng hai chính sách thuế: thuế mậu dịch (chính ngạch) do Chính phủ quy định và thuế

biên mậu (tiểu ngạch) do địa phương quy định. Do vậy, có trường hợp cùng một thời

đường chính ngạch phải chịu thuế suất trên 30% nhưng “đi” theo đường tiểu ngạch thì chỉ phải chịu thuế suất chưa đầy 5%

Hoặc tùy vào chủ trương khuyến khích hay không khuyến khích xuất, nhập khẩu một mặt hàng nào đó mà nước này cũng có sựđiều chỉnh thuế suất rất nhanh và mạnh tay. Đơn cử như với mặt hàng phân bón, thuế xuất khẩu trước 30/6 đã bị Chính phủ

Trung Quốc đánh thuế tới 130% nhằm hạn chế xuất khẩu trong vụ sản xuất nông nghiệp. Nhưng ngay khi mùa vụ kết thúc, đã được hạ còn 10%.

So với Việt Nam, chính sách liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Trung Quốc thường biến động nhanh, mạnh. Do vậy, doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam không linh hoạt sẽ khó tránh thua thiệt.

⇒ Mặc dù có nhiều điều kiện để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc, nhưng Trung Quốc và Việt Nam có nhiều sản phẩm tương đồng nên việc mở rộng diện mặt hàng xuất khẩu sang nước này rất khó khăn. Việt Nam chỉ có thể khắc phục được khó khăn này khi cơ cấu sản xuất trong nước và cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc.

Nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam hiện đang gặp bất lợi do nhập siêu từ Trung Quốc cao nên sẽ gặp khó khăn trong việc cân đối ngoại tệ nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn yếu trong cạnh tranh nên thường gặp khó khăn trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Chương 4

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 65 - 71)