Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 71 - 72)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC

4.1.1. Về phía doanh nghiệp

Thay đổi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: đây được xem là biện pháp quan trọng. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gồm 3 nhóm hàng chính là nguyên nhiên liệu và khoáng sản, chiếm trung bình 55%; nông sản, thủy sản chiếm 15%; hàng công nghiệp chiếm 10%. Trong nhóm hàng nguyên nhiên liệu và khoáng sản, dầu thô chiếm tỷ trọng lớn nhất, nhưng sắp tới để phục vụ cho nhu cầu của các nhà máy lọc dầu trong nước, mặt hàng này nhất định sẽ giảm xuất khẩu, đe dọa đến sự

tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc. Đó là chưa kể đến việc dù Trung Quốc đã giảm thuế nhập khẩu nhưng đối với các mặt hàng mang tính tài nguyên cao thì lại giảm rất thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp đã nên và ngay từ bây giờ

phải thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu sao cho đánh vào các mặt hàng nhu cầu của Trung Quốc.

Chuyển đổi phương thức thương mại sang hình thức làm ăn chính thống:

hình thức này không những vừa tăng kim ngạch vửa giảm rủi ro. Mặt hàng rau quả vừa qua là một ví dụ thành công, năm 2008 đã đạt trên 500 triệu USD, tăng hơn 180%, trong khi vấn đề thanh toán được đảm bảo.

Tích cực tham gia các hội chợ thương mại được tổ chức cả tại Việt Nam và Trung Quốc để tìm kiếm các hợp đồng mới. Đây là một biện pháp không thể thiếu để đẩy mạnh XK Theo ông Đỗ Thắng Hải – Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại cho biết, tại Việt Nam và Trung Quốc có nhiều hội chợ tốt cho quảng bá và giới thiệu sản phẩm Việt Nam tới người tiêu dùng Trung Quốc như Vietnam Expo, Hội chợ ASEAN – Trung Quốc… Theo ông, mặc dù Việt Nam luôn nhập siêu từ Trung Quốc nhưng các hợp đồng được ký tại các kỳ hội chợ thường là hợp đồng xuất khẩu với giá trị hàng trăm triệu USD.

Chủ động thu thập thông tin về thị trường cũng như những hiệp định, ký kết giữa nước ta và Trung Quốc: đây hình như là một điểm yếu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, họ luôn thụ động trong việc nắm lấy thông tin. Bộ Công Thương khuyến cáo, điều đáng lưu ý nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam là cần nắm vững quy tắc xuất xứ mẫu E trong Hiệp định ACFTA để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Xây dựng trung tâm phân phối tại khu vực biến giới: Giao dịch qua con

đường biên giới đang ngày càng đóng vai trò lớn trong hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, vì vậy cần phải xây dựng nên những trung tâm phân phối hàng hóa tại các cửa khẩu để đảm bảo điều hành tốt lượng hàng xuất khẩu, tránh tình trạng ùn tắc hay thiếu hụt cũng như bảo quản hàng hóa tốt hơn.

Tiến hành mua hàng hoá từ nước thứ 3 rồi tái xuất cho Trung Quốc do hiện nay ta vẫn chưa hoàn toàn có khả năng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường

đông dân nhất Thế giới này.

Cần xác định chiến lược xuất khẩu của mình sang thị trường Trung Quốc, xây dựng các đề án chuyên biệt cho từng mặt hàng xuất khẩu. Cần nghiên cứu

điều chỉnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng phát huy tiềm năng, nâng cao hàm lượng lao động lành nghề và khoa học công nghệ trong đơn vị sản phẩm, giảm dần thị phần hàng nguyên liệu xuất khẩu đang chiếm chủ yếu trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực tiến hành các hoạt động marketing, xây dựng mạng lưới thương nhân tiêu thụ hàng xuất khẩu tại Trung Quốc. Nắm vững quy định pháp luật và thông tin về thị trường và mặt hàng tại thị trường Trung Quốc. Chủđộng tìm kiếm các đối tác mua hàng trực tiếp

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)