Quan hệ kinh tế, thương mạ

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 47 - 48)

TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC 3.1 Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

3.1.2. Quan hệ kinh tế, thương mạ

Thương mi:

Từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Năm 2007, kim ngạch mậu dịch hai nước đạt gần 16 tỷ USD, hoàn thành trước 3 năm mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai nước đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Năm 2008, kim ngạch mậu dịch song phương đạt 20,1 tỷ USD, tăng 40% so với năm 2007; đồng thời, hai bên nêu mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại song phương lên 25 tỷ USD vào năm 2010. Đi đôi với việc duy trì đà tăng trưởng kim ngạch song phương, hai bên cũng tích cực tìm biện pháp cải thiện cán cân thương mại.

Chẳng hạn như, để thúc đẩy hơn nữa xuất nhập khẩu hàng nông sản và thực phẩm trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (30/5- 2/6/2008), hai bên ký kết Hiệp định kiểm dịch động vật và Hiệp định kiểm dịch thực vật. Hiện nay, hai bên cũng đang tích cực hoàn tất để sớm ký kết "Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung" giai đoạn 2009 - 2013, xác định các lĩnh vực và dự án hợp tác trọng điểm, nâng cao hơn nữa quy mô và mức độ hợp tác kinh tế thương mại, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ

thể, trong đó có các biện pháp hướng tới giải quyết vấn đề nhập siêu.

Hp tác đầu tư:

Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, nhiều tập đoàn lớn của Trung Quốc bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 12/2008, Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam 628 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 2,197 tỷ USD, đứng thứ 16/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.

Trong những năm qua, Trung Quốc không ngừng tăng qui mô tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Hiện hai bên đang triển khai một số dự án hợp tác kinh tế

lớn như Dự án xây dựng nhà máy khai thác và luyện đồng tại Sin Quyền; cải tạo nâng tạo nâng cấp nhà máy gang thép Thái Nguyên; phân đạm Hà Bắc; Nhà máy

nhiệt điện Quảng Ninh Bình I, II; Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng I, II; Dự án thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai và khu đầu mối Hà Nội; Dự án hiện đại hoá hệ thống thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh - thành phố Hồ Chí Minh, Nhà máy sản xuất phân đạm từ than cám Ninh Bình v.v…; Dự án viễn thông nông thôn; Dự án

đường sắt nhẹ trên không tuyến Hà Nội - Hà Đông v.v… Hai bên cũng nhất trí tăng cường thúc đẩy các doanh nghiệp của hai nước hợp tác trong các lĩnh vực cơ

sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, chế biến khoáng sản và các lĩnh vực quan trọng khác, tăng cường hợp tác các dự án trong khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai kinh tế" và các dự án lớn khác. Tháng 7/2008, Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam và Công ty Hữu hạn công trình quốc tế Nhôm Trung Quốc (CHALIECO) ký Hợp đồng EPC xây dựng Nhà máy Alumin, thuộc Dự án Tổ hợp Bauxit - nhôm Lâm Đồng trị giá 446 triệu USD.

Ngoài tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc còn hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ không hoàn lại dùng vào việc tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; trao đổi thanh thiếu niên; đầu tư

trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây dựng khu nhà ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Cung Hữu nghị Việt - Trung.

Một phần của tài liệu Trung Quốc - Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.pdf (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)