II. Kim ngạch xuất khẩu
d. Thị trường khác
2.2.3 Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
Năm 2010, hầu hết các mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam đều đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều cả về khối lượng và giá trị so với năm 2009. Riêng cá tra, tuy năm 2010 chỉ tăng nhẹ về giá trị, nhưng cũng đã tiến bộ hơn nhiều so với mức giảm -7,6% của năm 2009.
Kết quả XK qua các sản phẩm chính trong 11 tháng đầu năm 2010 như sau:
+ Tôm
Tôm góp phần chủ yếu trong tăng trưởng XK thủy sản. Giá trị XK đạt trên 1,9 tỷ USD (dự kiến cả năm sẽ vượt qua 2 tỷ USD), chiếm tới 42,1% tổng giá trị XK thủy sản Việt Nam, tăng 23,% so với năm 2009. Tôm Việt Nam được XK đến 92
thị trường trên thế giới, trong đó các thị trường tiêu thụ chính là Nhật Bản, Mỹ, EU , Trung Quốc, Hàn Quốc và Ôxtrâylia.
XK tôm đạt được kết quả cao nhờ sức tiêu thụ tôm ở các thị trường chính năm 2010 đã tăng rõ rệt so với năm trước, nhất là sau sự cố nổ giàn khoan dầu ở Mỹ, đồng thời nhiều nước sản xuất tôm lớn trên thế giới bị mất mùa.
Mặt khác, sản lượng tôm nuôi của Việt Nam năm 2010 ước đạt trên 470.000 tấn, tăng hơn 17% so với năm 2009, mặc dù còn thấp hơn nhiều so với công suất chế biến của các nhà máy, nhưng cũng đã là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chế biến XK. Hơn nữa, hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến tôm của Việt Nam đều có tỷ trọng chế biến sản phẩm tôm GTGT cao (có nhà máy đến 80%), khiến đơn giá sản phẩm tôm tăng lên rõ rệt.
Sản lượng tôm chân trắng tăng lên đã góp phần bổ sung đáng kể vào nguồn nguyên liệu và đáp ứng yêu cầu của nhiều thị trường về các cỡ tôm trung bình và nhỏ với giá cả phải chăng.
+ Cá tra
Cá tra tiếp tục là mặt hàng XK chiến lược thứ 2 của Việt Nam, với giá trị XK gần 1,3 tỷ USD trong 11 tháng (ước cả năm đạt 1,4 tỷ USD), tăng nhẹ 2,8% so với cùng kỳ năm 2009. Mặc dù giá trị XK không đạt mức dự kiến, nhưng cá tra vẫn chiếm hơn 28% tổng thị phần thủy sản XK của Việt Nam và được tiêu thụ trên 140 thị trường thế giới.
Cá tra không đạt mức tăng trưởng cao, có thể là hậu quả của một số nguyên nhân như việc tiếp tục cắt giảm NK cá tra của Nga và Ucraina; sản lượng cá tra XK tăng quá nhanh, đe dọa ngày càng nhiều thị phần của các sản phẩm cá thịt trắng truyền thống khác nên đã phải hứng chịu nhiều chiến dịch bôi nhọ ở các thị trường; giá XK của cá tra VN liên tục giảm trong mấy năm gần đây cũng là yếu tố khiến mức tăng giá trị XK thấp hơn nhiều so với mức tăng khối lượng. Một nguyên nhân khác khiến giá trị XK không mấy cải thiện là cá tra được XK gần như 100% dưới dạng philê nguyên liệu, do đó phần gia tăng giá trị đáng kể lại
thuộc về các nhà tái chế nước ngoài. Tình trạng thiếu nguyên liệu cá và giá tăng cao trong mấy tháng gần cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc gia tăng XK cá tra.
Dự đoán XK cá tra năm 2011 khó có thể đạt được khối lượng như năm vừa qua bởi diện tích ao nuôi giảm, tuy nhiên có thể giá trị sẽ không giảm nhiều do ngày càng nhiều diện tích nuôi áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng trong nuôi như Global G.A.P, SQF1000, BAP v.v... giúp chất lượng cá tốt hơn, tạo điều kiện để nâng cao giá sản phẩm.
+ Nhuyễn thể
Sau sụt giảm năm 2009, sang 2010 XK nhuyễn thể đã phục hồi khá tốt, giá trị XK 11 tháng đạt 437 triệu USD (dự báo cả năm đạt khoảng 480 triệu USD), tăng 15% về giá trị so với năm 2009, chiếm khoảng 9,7% tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam. Sự phục hồi của mặt hàng này phần lớn nhờ vào sức mua tăng lên của thị trường EU, trong đó tăng mạnh nhất là các thị trường truyền thống Italia, Tây Ban Nha và Hàn Quốc.
+ Cá ngừ
Là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK cao nhất trong các mặt hàng thủy sản XK của Việt Nam năm 2010. Giá trị XK cá ngừ 11 tháng đạt gần 266 triệu USD cả năm có thể đạt gần 300 triệu USD), tăng tới 62% so với năm 2009.
Mỹ là nhà NK lớn nhất chiếm gần một nửa (45,2%) giá trị và tăng tới 94% so với cùng kỳ năm 2009. NK của EU và Nhật Bản cũng tăng mạnh so với năm trước. Trên các thị trường thế giới, cá ngừ đang dần lấy lại vị trí là mặt hàng tiêu thụ phổ biến, nhất là cá ngừ đại dương đông lạnh và cá ngừ đóng hộp.